Theo thống kê của nhiều tờ báo, tổ chức thì hầu hết hơn một nửa và tỉ lệ vẫn đang tiếp tục tăng lên, các tỷ phú dollar và triệu phú dollar trên toàn thế giới là từ tay trắng, thậm chí xuất thân nghèo khó nhưng vẫn xây dựng được nên rất nhiều những cơ nghiệp khổng lồ mà nhiều người phải trầm trồ ngưỡng mộ. Vì sao họ làm được như thế, tại sao họ làm được như vậy, nếu vốn khởi nghiệp của họ không nhiều thì làm cách nào để xây dựng nên những công ty vững mạnh, tồn tại lâu bền, thậm chí những đế chế như vậy ?

full_1be94c7c45b213799ac85192ca8f38d6

Ở Việt Nam, hẳn chúng ta không còn xa lạ với khái niệm phước, lộc, thọ. Vào lễ Tết Nguyên Đán truyền thống, ông bà cha mẹ họ hàng con cháu đều chúc nhau có thật nhiều phước (phước lành), lộc (của cải), thọ (tuổi thọ, sức khỏe). Vậy phước, lộc, thọ chi phối và bị chi phối thế nào trong cuộc sống của chúng ta, có liên quan đến chuyện kinh doanh như vốn khởi nghiệp không, và nếu có thì làm sao để phước, lộc, thọ mỗi lúc, mỗi ngày càng thêm tràn đầy, viên mãn, sung túc kéo cuộc sống, công việc của chúng ta càng lúc càng thuận lợi, thịnh vượng, tấn tới ?

Chú thích: chữ phước ở đây có thể hiểu đồng nghĩa chữ phúc, như phước lành, phúc lành, thật có phước, thật có phúc.

 

Theo Hòa Thượng Tuyên Hóa, sinh ra vào tháng 4/1918, viên tịch vào tháng 6/1995, một cao tăng rất được tôn kính và quý trọng ở cả các nước phương Tây như Mỹ và các nước phương Đông như Trung Quốc, Việt Nam, có dạy rằng:

“Bí quyết tăng Phước, Lộc, Thọ mà không cần mong cầu gì cả:

-Bớt Mặc thì tăng Phước,
-Bớt Ăn thì tăng Thọ,
-Bớt Ngủ thì tăng Lộc.

Phước

Muốn có nhiều Phước thì bớt hưởng thụ lại, đừng chăm lo cho mình quá, xài cái gì vừa phải được rồi, đừng thấy người khác có tiền xài đồ hiệu là ta chạy theo, xài đồ sang mắc tiền thì Phước mau hết. Cái gì khi còn xài được thì nên xài hoặc cho người khác, chứ đừng vứt bỏ thay cái mới, phải biết tiết kiệm giữ Phước, không nên lãng phí tiền bạc của cải. Có tiền nhiều dư giả thì nên giúp đỡ những người khổ hơn mình một chút. Làm như vậy lâu ngày thì sẽ tích lũy Phước Đức cho chính mình.

Con người khi sinh ra mỗi được được trời quy định cho một lượng thức ăn cố định rồi, nên nếu với số thức ăn đó trung bình mỗi người chúng ta ăn trong 60 năm thì hết. Nhưng nếu ăn ít lại thì lượng thức ăn đó có thể đủ ăn trong 80 năm thì ta sẽ sống lâu hơn mà không bệnh gì. Ngược lại nếu ăn ngon, ăn nhiều hơn cái thật sự ta có được thì thức ăn trời cho sẽ hết sớm, khi ta 40 tuổi là hết thức ăn thật có rồi, nên khoảng thời gian còn lại sống trong nghèo đói khổ sở, hoặc giàu có nhưng bệnh tật phải cử rất nhiều thứ, không còn tự do ăn uống như xưa được nữa, ăn sướng trước thì sau phải ăn khổ lại. Ăn thịt nhiều thì bệnh nhiều, tất cả bệnh tật đến với chúng ta đa số qua đường ăn uống cả.

Lộc

Muốn tăng Lộc thì bớt ngủ lại, siêng năng làm việc, dành thời gian làm việc có ích cho xã hội và cho người khác. Hy sinh thân mình làm những gì có ý nghĩa cống hiến cho đất nước, để lại những gì có ích cho thế hệ mai sau thì Lộc sẽ tăng. Người biết đủ thì thường sống vui, người nhẫn nại thì luôn an ổn.”
ktt_1-7_daigia3_kienthucQua những lời giảng dạy đầy minh triết đó, chúng ta có thể thấy vậy để tăng Phước, Lộc, Thọ thật không phải quá khó phải không ? Để tăng Phước, Lộc, Thọ thì không phải chỉ nhờ lời chúc phúc của gia đình họ hàng bạn bè thân quyến trong các dịp lễ tết, sinh nhật mà được quyết định trước nhất bởi lối sống, thói quen, quyết định hàng ngày, hàng giờ đến từng khắc của chính bản thân mỗi người. Chính lối sống ta thường làm như cách ăn, ngủ, mua sắm, đối đãi với người khác, loài vật, đồ vật có ảnh hưởng quyết định rất lớn đến cách ta điều hành một công ty khởi nghiệp như thế nào.

 

Như có những người tỏ ra tiếc nuối vài hạt cơm, mẩu bánh mì vụn rơi xuống đất nhưng họ lại chẳng tiếc tiền đi ăn tiệm, nhà hàng hay phổ biến hơn là cơm hàng cháo chợ, vừa tổn phước do thói quen xấu phung phí, không biết kiềm chế bản thân khỏi thói tham ăn ngon mặc đẹp mà không biết ăn chắc mặc bền, vừa tổn lộc do giá thành của ăn uống bên ngoài thì phải đắt gấp hai đến ba lần tự nấu ở nhà, và tổn cả thọ do đồ ăn lòng lề đường, thậm chí cơm tiệm thì nhiều chỗ nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm không rõ ràng, chế biến ẩu tả, cho quá nhiều hương vị, hương liệu, thậm chí chất bảo quản, hóa học tạo màu, tạo hương cho bắt mắt, hấp dẫn khẩu vị thực khách nhưng không tốt cho cái bụng của người ăn một chút nào. Từ đó có thể dễ dàng suy ra hay đoán được loại người này mà điều hành công ty khởi nghiệp thì khả năng rất cao là sẽ chi tiêu không hiệu quả, tiếc món tiền nhỏ mà bỏ cơ hội, món tiền lớn, khổng lồ, dễ sa chân vào vô số các cám dỗ, cạm bẫy trong thương trường.

 12 Cách tiết kiệm hiệu quả

Có thể bạn nghĩ như vậy là thật quá chặt chẽ, không được rộng rãi thì xin hãy tham khảo 12 cách tiết kiệm từng đồng sau đây từ nhà đầu tư vĩ đại Warren Buffett một trong những tỷ phú giàu nhất thế giới hiện nay:

1. Hãy tự chuẩn bị bữa sáng và bữa trưa cho mình. Đừng mua nó trên đường đi làm. Vào bữa tối hôm trước, hãy nấu nhiều đồ ăn hơn và để dành một ít cho ngày hôm sau.

2. Hãy mua thực phẩm đúng mùa và tận dụng cơ hội mua hàng hạ giá ở siêu thị.

3. Hãy mua hàng theo kiểu mua buôn và để đồ ăn vào tủ lạnh.

4. Không nên đi siêu thị lúc bạn đang đói.

5. Hãy tự nấu ăn thay cho việc gọi đồ ăn từ cửa hàng. Hãy chỉ ăn tại nhà hàng trong các dịp đặc biệt.

6. Khi gọi món ăn trong nhà hàng, hãy chọn món nào mà ở nhà bạn không thể nấu ngon được như họ.

7. Hãy tự chuẩn bị lấy kem cho mình. Bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều nếu tự mua hương vị mà mình yêu thích khi loại kem đó hạ giá tại siêu thị.

8. Hãy mang theo cà phê đến chỗ làm.

9. Mang theo một chai nước để uống thay cho việc mua nước đóng chai.

10. Trừ khi nhà hàng cung cấp soda miễn phí, hãy mang theo nước riêng để uống.

11. Uống rượu hoặc cocktail trước khi đi ra ngoài ăn thay cho việc gọi chúng khi ăn tại nhà hàng. Một cốc rượu tại nhà hàng thường có giá tương đương cả chai rượu.

12. Khi tuýp thuốc đánh răng hoặc kem cạo râu gần hết, hãy cắt nó ra và dùng nốt chỗ còn lại.

 

Vậy bạn đã thấy rõ chưa, chừng nào bạn vẫn chưa kiểm soát tốt được chính bản thân, điều chỉnh suy nghĩ, lời nói, hành vi, cách sống của bạn cho thật thấu đáo, khôn ngoan, bắt đầu từ những việc rất thường ngày như ăn uống, ngủ nghỉ, mua sắm, cách sử dụng, tiêu thụ, hành xử của chính bạn thì làm sao bạn có thể điều hành, quản lý kiểm soát cộng sự, đối tác, cấp trên, cấp dưới trong công ty khởi nghiệp của bạn được, làm sao bạn duy trì, sử dụng hiệu quả và phát triển dòng vốn khiêm tốn, ít ỏi khi khởi nghiệp được, làm sao phước, lộc, thọ của bạn có thể tràn trề, viên mãn được ?