Dưỡng nuôi chữ nhẫn

Ngày xưa, ở Ấn Độ có một ông lão nổi danh về sự điềm đạm. Chưa ai có thể khuấy động được sự tĩnh lẵng trong tâm hồn ông, kể cả những kẻ cố tình buông lời khích bác nặng nề nhất. Vì thế, hầu như mọi người trong làng đề rất tò mò về ông
.
Một ngày nọ, một số thanh niên trong làng quyết định tìm cách chọc giận ông lão. Họ thuê một thằng bé lưu manh nhất làng và chỉ cho nó những điều cần làm. Họ hứa sẽ trả cho thằng bé 500 rupi (*) nếu nó làm cho ông lão không còn tự chủ được.
.
Đám thanh niên biết rõ ông lão có thói quen đi tắm sông vào mỗi buổi sáng. Thế là chúng lén đi theo ông vào bụi cây bên bờ sông. Khi ông lão vừa tắm xong, lên bờ thì thằng bé kia chạy đến tát vào mặt ông. Ông lão chỉ mỉm cười và quay lại sông tắm tiếp. Khi ông lên bờ lần thứ hai, thằng bé lại tiếp tục chạy đến tát ông. Lần này ông lão cũng chỉ mỉm cười và trở lại sông tắm.
.
Chuyện khó tin này cứ thế diễn ra cả chục lần. Cuối cùng, thằng bé lưu manh dừng hành động tội lỗi và quỳ thụp xuống trước mặt ông lão. Nó cầu xin ông lão với tất cả sự hối hận và chân thành. Nhóm thanh niên chủ mưu cũng chạy đến xin ông tha lỗi.
.
Vô cùng ngạc nhiên trước sự nhẫn nhục của ông lão, một thanh niên trong nhóm hỏi:
– Thưa ông! Làm sao ông chịu đựng được hành động đáng hổ thẹn này của chúng cháu vậy ạ?
.
.
1/Theo bạn, ông lão trả lời ra sao?
2/Bài học của câu chuyện này là gì?
.
Chú giải:1rupi khoảng 0.02USD. 500 rupi khoảng 10USD

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Đáp án:

1/ Ông lão từ tốn đáp:

“Dù sao cậu cũng chỉ là một đứa trẻ”

2/ Hầu hết chúng ta đều yêu quý trẻ con và sẵn sàng tha thứ cho thói tật của chúng. Và một điều quan trọng khác là tình yêu thương luôn chiến thắng mọi cảm xúc tiêu cực khác như giận dữ, oán thù… Dĩ nhiên trạng thái đó không dễ tập chút nào. Mỗi chúng ta cần thực tập thường xuyên và trì chí thì mới thành công!

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *