Kỹ sư khởi nghiệp – không phải ai cũng có thể thành công trong lĩnh vực cần tính chuyên môn này. Một vài ứng viên tiềm năng nhất mà tôi đã có dịp phỏng vấn trong suốt 6 năm qua bao gồm Ooyala, Quora, và hiện tại là Quip – những người mà có nhiều hơn 5 năm kinh nghiệm với vai trò là các kỹ sư hàng đầu ở những công ty lớn như Google, nhưng lại trả lời rất kém trong suốt quá trình phỏng vấn.Thông thường, bản thân ứng viên không phải là một kỹ sư tồi; thực tế, họ có thể xuất chúng trong công việc hiện tại của chính mình. Nhưng vấn đề đơn giản là chúng tôi không nghĩ rằng họ sẽ trở thành những người khởi nghiệp xuất sắc!

Sau khi dành nhiều năm cho việc phỏng vấn các ứng viên cũng như đào tạo và huấn luyên nhiều kỹ sư khác, tôi nhận ra rằng một vài phẩm chất sẽ khiến một vài người trong số họ có khả năng thành công cao hơn khi khởi nghiệp. Nhưng tổng kết thì, những phẩm chất này cũng bắt nguồn từ những khác biệt quan trọng của việc bắt đầu khởi nghiệp so với việc làm ở một công ty lâu đã có chỗ đứng. Khi bắt đầu start up:

  1. Bạn phải cáng đáng nhiều lĩnh vực hơn liên quan đến sản phẩm, phần mềm hệ thống, quản lí nhóm hay xây dựng nên văn hóa riêng của doanh nghiệp.
  2. Thành công của bạn phụ thuộc rất nhiều vào biểu hiện kết quả của nhóm bạn hơn là của chính bạn. Khác với ở trong một công ty lớn đã có tên tuổi, nơi bạn thăng tiến trên nấc thang sự nghiệp chủ yếu dựa vào đóng góp cá nhân của chính bạn. Ở một công ty khởi nghiệp nhỏ, cái gọi là ‘nấc thang nghề nghiệp’ có lẽ thậm chí còn không tồn tại.
  3. Thời gian là vàng, bởi vì ngay cả công ty khởi nghiệp cũng cần lợi nhuận để tồn tại và sự nhanh nhạy là yếu tố tạo nên lợi thế chính cho bạn trong cuộc chiến với các đối thủ dày dạn ở lĩnh vực kĩ thuật. Thời gian có hạn đồng nghĩa với bạn phải thực hiện mọi thứ một cách chong vánh và không thể xa xỉ thời gian cho những suy nghĩ nhỏ nhặt hàng ngày hay tiêu tốn cho những ưu tiên không phù hợp trong dài hạn của công ty.

Những kĩ sư khởi nghiệp xuất sắc nhất mà tôi từng làm hợp tác thường có cả kĩ năng cũng như khả năng ra quyết định hiệu quả để định hướng tương lai cho lĩnh vực của mình. Đặc biệt là họ đều bộc lộ 7 tố chất quan trọng dưới đây:

  1. Khả năng gỡ rối hệ thống.

Một phần lớn thời gian của các kĩ sư được dùng cho việc gỡ rối và hiểu được điều gì đang diễn ra bên trong một hệ thống phức tạp. Khi khách hàng báo cáo một vấn đề khẩn cấp, bạn cần phải sửa chữa nó càng sớm càng tốt. Nếu máy chủ CPU hoạt động bất thường, bạn phải tìm ra lí do tại sao. Dữ liệu bị nhiễu, bạn phải xác định được thủ phạm. Kĩ năng gỡ rối hệ thống tốt cho phép bạn giải quyết những tình huống trên dễ dàng hơn.

Để gỡ rối hệ thống hiệu quả cần tới một bộ óc khoa học và nhạy bén đối với vần đề: ngay lập tức hình thành các giả thuyết về nguyên nhân dẫn tới vấn đề, sau đó tìm ra cách thức hiệu quả nhất hoặc ít gây tổn hại nhất để thử nghiệm các giả thuyết, từ đó khắc phục vấn đề. Những kĩ năng trợ giúp khác bao gồm việc thông thạo với nhiều công cụ khác nhau: công cụ profiler để giúp xác định rắc rối,debugger để tiến hành quy trình mã hóa (code); git bisect để giảm thiểu nguyên nhân cho giai đoạn hồi qui, câu lệnh UNIX fu để chi tiết hóa và xem điều gì đang diễn ral

Tuy nhiên, khả năng gỡ rối còn ứng dụng được rộng hơn ngoài mảng kĩ thuật. Sự phát triển và sử dụng một sản phẩm đã đạt được – bạn sẽ hình thành các giả thuyết về hành vi của người dùng và kiểm tra chúng như thế nào để giải mã các xu hướng đó. Nếu nhóm của bạn không đạt được mục tiêu đề ra, bạn phải xử lí như thế nào: liệu rằng nguyên nhân là do kĩ năng phán đoán kém, giao tiếp nhóm chưa hiệu quả, quá nhiều yếu tố ngoại cảnh thay đổi hay là vì điều gì? Nếu việc tuyển dụng cũng ko đem lại nhiều kĩ sư giỏi như bạn mong muốn – bạn xử lí vấn đề đó ra sao trong đội ngũ nhân lực, do cách phỏng vấn, bạn nên bớt chỉ trích, hay cần đưa ra các đề nghị mới,vv? (Gợi ý: hãy bắt đầu với những dữ liệu sẵn có)

  1. Không sợ hãi nhảy vào những mảng mà bạn không biết.

Với tư cách là một kĩ sư khởi nghiệp, bạn thường xuyên cần nghiên cứu những nền tảng mã lớn và lạ lẫm. Bạn có thế cần khai thoác đoạn mã code qua một nguồn mở bạn đang sử dụng bởi vì nó không hoạt động như cách bạn mong muốn. Hoặc bạn cần phải hiểu được đoạn code của một đồng nghiệp khác bởi vì anh ấy không có thời gian tùy chỉnh nó cho bạn. Khả năng định vị nhanh chóng các nền tảng mã code và trau dồi những kiến thức liên quan là cực kì cần thiết. Thường thì kĩ năng này được xây dựng từ kinh nghiệm đọc nhiều loại code khác nhau .Những yếu tố khác ảnh hưởng bao gồm quen với những công cụ như công cụ tìm kiếm nền tảng code, công cụ xác định chủ đề/đề tài liên quan, hoặc là tìm kiếm những cam kết lịch sử tương thích trong quá trình quản lí các phiên bản; tất cả những đường link tắt (short-cut) có thể giảm thời gian cần để bạn hiểu được một mã code lạ. Việc ko sợ hãi có thể cũng giúp ích nhiều ngay cả khi bạn làm việc ở một công ty lâu đời, nhưng thường ở những nơi này bạn chủ yếu thành công nhờ sự chuyên môn hóa vào một mảng nền tảng code – hiểu rõ chúng.

Mảng kiến thức mà bạn phải tìm hiểu có thể không hề liên quan tới code. Đôi khi chẳng có gì là lạ nếu một kĩ sư khởi nghiệp phải giải quyết mảng hỗ trợ khách hàng, đào tạo kỹ sư mới, hay rất nhiều nhiệm vụ khác bạn có thể cảm thấy cực kì lạ lẫm. Một cái đầu được phát triển dần qua việc tích lũy kinh nghiệm là cần thiết để làm tốt công việc.

  1. Một thái độ thực dụng khi ra quyết định:

Khắt khe (ít nhất bề ngoài) về việc thực hành tốt các kỹ thuật phần mềm như đánh giá các đoạn code , các bài test thử nghiệm có thể là quan trọng đối với các công ty lớn hơn để đạt được quy mô tổ chức. Nhưng ở một công ty khởi nghiệp, sẽ tốt hơn nếu thực dụng hơn khi đánh đổi và phải làm điều gì đó để đội của bạn có thể hoàn tất công việc nhanh chóng hơn. Chủ nghĩa thực dụng có nghĩa là biết khi nào bạn cần phải chiến đấu nghiêm túc, quyết định nào cần được chấp thuận ngay cả khi bản thân bạn không tán thành với nó để đảm bảo nhóm của bạn sẽ vẫn hoạt động tốt. Tôi đã từng chứng kiến những cuốc chiến bùng nổ về kiểu cách mã hóa – về việc là mã nguồn nên dùng 80,100 hay 120 kí tựu và có nên dùng ngoặc { khi bắt đầu một đoạn code mới không. Tất nhiên là có nhiều vấn đề to tát và quan trọng hơn, xứng đáng cho bạn dành thời gian và năng lượng đưa ra quyết định.

Một chỉ dẫn cho ai đó để đánh giá sự đánh đổi tốt nhất cuối cùng nên là :’Dạng hành động nào cuối cùng sẽ tăng xác suất thành công của cả nhóm?”, Có rất nhiều nhân tố quyết định câu trả lời: lựa chọn về sản phẩm, yêu cầu về thiết kế, bản sắc nhóm, con người, và nhiều hơn thế nữa. Nhưng cùng lúc nhiều nhân tố lại không hề gây ảnh hưởng gì đến kết quả. Do đó cách xử lí những điều không liên quan này là đừng ngại giới hạn thời gian thảo luận, cùng thống nhất về quyết định để tiếp tục chuyển sang những vấn đề khác quan trọng hơn.

  1. Một cái đầu có khả năng xây dựng công cụ:

Các công cụ cho phép bạn đo mức giới hạn của nguồn lực của bạn –thời gian. Những kĩ sư hiệu quả tạo nên rất nhiều công cụ, có thể là quan trọng hơn ở công ty khởi nghiệp bởi vì thời gian của bạn là tương đối hạn chế so với thời gian cần để hoàn thiện. Những tổ chức lớn hơn có thể đầu tư cả một team cho phát triển các công cụ để giúp đỡ team hoạt động hiệu quả hơn. Ở một công ty startup, bạn càng có khả năng thiết kê/xây dựng các công cụ bao nhiêu, bạn càng có khả năng tự động hóa các công việc/nhiệm vụ chân tay.

Nếu những công cụ đó cũng được thích ứng/ chấp nhận bởi các thành viên trong team khác, thì hiệu suất lao động sẽ tăng lên theo cấp số nhân.

  1. Là một người có khả năng tổng quát hóa cao.

Đặc biệt là ở giai đoạn đầu của startup, có rất nhiều vấn đề gặp phải sẽ chưa cần đến kiến thức chuyên môn cao. Khả năng bao quát càng lớn, ngay cả khi đó là một vấn đề quen thuộc nhỏ nhặt nhưng yêu cầu nhiều kĩ năng cùng phối hợp,  thì càng ít vấn đề đau đầu mà bạn gặp phải trên con đường đi làm nhiệm vụ của mình.  Một kĩ sư web chuyên front-end mà có những kĩ năng server cơ bản sẽ có thể hack cùng  bản mẫu prototypes hiệu quả hơn, mà không bị gián đoạn để cần tới sự trợ giúp từ các kĩ sư máy chủ bận rộn. Một kỹ sư backend với kĩ năng HTML, CSS, Javascript  cơ bản có thể đưa giao diện web vào công cụ mà cô ta xây dựng để nhiều thành viên khác của nhóm có thể cùng sử dụng , mà không cần dừng lại chờ đợi người thiết kế web. Một kỹ sư phát triển- người thông thạo các công cụ phân tích dữ liệu cơ bản sẽ có thể phân tích thí nghiệm đang tiến hành mà không phải mất thời gian với  nhà phân tích dữ liệu.

Một ngoại lệ mà các chuyên gia có thể gặp đó là khi đang hoạt động trong lĩnh vực ngách, mang đậm tính kĩ thuật, như là khởi nghiệp về cơ sở dữ liệu, nơi mà sự chuyên sâu về lĩnh vực là cần thiết để thành công. Tuy nhiêu, càng ở giai đoạn sau của startup, nhiều khả năng bạn sẽ tìm được nhiều người hơn phù hợp với vị trí công việc yêu cầu, cho phép bạn có khả năng tập trung chuyên sâu và tìm kiếm sự giúp đỡ khi cần.

  1. Mong muốn được đóng vai người chơi chứ không phải là nạn nhân.

Trong cuốn sách của mình ‘Conscious Business –Kinh doanh tỉnh táo’, Fred Kofman đã miêu tả 2 thái độ mà chúng ta có thể có khi tiến tới cùng một vấn đề. Chúng ta có thể hoặc là nạn nhân, phàn nàn đổ lỗi bất cứ điều gì (như một deadline quá hạn, một kế hoạch ra mắt sản phảm bị hủy, hoặc là những bất đồng giữa thành viên nhóm) như là hậu quả của các tác động bên ngoài. Hoặc, chúng ta có thể đóng vai người chơi, xác định những góc cạnh chúng ta bị ảnh hưởng và tập trung năng lượng cũng như nỗ lực cho những gì chúng ta có thể thực sự tạo nên ảnh hưởng và sửa chữa sai lầm. Một tư duy theo lối nạn nhân sẽ giúp chúng ta cảm thấy dễ chịu hơn trong ngắn hạn, nhưng cuối cùng thì chỉ có cách tư duy như một người chơi thực thụ mới giúp chúng ta làm việc hiệu quả và tiến bộ không ngừng.

Làm việc trong một công ty khởi nghiệp có thể rất áp lực. Mức độ căng thẳng cao -thật dễ dàng để rơi vào trò chơi đổ lỗi, rũ bỏ trách nhiệm thay vì tự bản thân chịu trách nhiệm cho những công việc mà bạn quản lí. Thật không may là, con đường này chỉ dẫn bạn đến sự bất mãn và ghét bỏ cuộc sống mà thôi.

  1. Gan lì với sự ham học hỏi và quay lại cuộc chiến.

Một thực tế cực kì quan trọng là những kĩ năng trên chúng đều có thể học được nếu giả định rằng bạn có đủ động lực. Quyết tâm lâu dài để nắm bắt hết các kĩ năng trên đều đến từ cùng một phẩm chất gọi là sự gan lì. Angela Lee, trong bài nói của mình trên TED về ‘chìa khóa của thành công? – sự gan lì’ đã đưa ra một định nghĩa tuyệt vời:

“Sự gan lì là niềm đam mê và sự kiên trì cho những mục tiêu dài lâu. Sự gan lì là sự bền bỉ. Sự gan lì gắn liền với tương lai của bạn, ngày này qua ngày khác, không chỉ là một tuần, một tháng mà là rất nhiều năm, là làm việc miệt mài để biến giấc mơ của bạn, tương lai của bạn thành hiện thực’

Nếu bạn sẵn sàng đầu tư thời gian liên tục quay trở lại cuộc chơi, bạn sẽ hiểu được bạn yếu ở đâu và có thể khắc phục nó như thế nào. Với thời gian và sự trải nghiệm, bạn sẽ trở thành một kĩ sư khởi nghiệp thành công hơn. Chỉ với một chút hướng dẫn và giúp đỡ sớm hơn để bạn đi đúng hướng, bạn sẽ không cần phải tiêu tốn quá nhiều thời gian.

Những kĩ năng trên sẽ cực kì hữu ích cho các kĩ sư kể cả nếu họ làm việc ở các công ty lớn lâu đời. Nhưng chúng càng có ý nghĩa hơn nữa đối với các kĩ sư đi theo con đường khởi nghiệp bởi vì thực tế thời gian là hữu hạn. Tuy nhiên, bạn phải nhớ rằng nếu thiếu các kĩ năng này không có nghĩa bạn là một kĩ sư tồi, nó chỉ có nghĩa bạn ít phù hợp hơn với môi trường khởi nghiệp. Nhưng một khi bạn quyết tâm khởi nghiệp, thì đừng để bất cứ điều gì cản trở bạn. Hãy lên kế hoạch chi tiết để nâng cao các kĩ năng và phẩm chất của mình!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *