Mặc dù các Sharks thích thú với sản phẩm cũng như quy trình sản xuất, Startup này đã không gọi vốn thành công. “Hai người đang có một cái gì đó mà chúng ta không biết. Lý do chính một công ty khởi nghiệp không thành công là vấn đề giữa những Co-founders”, Shark Linh Thái bình luận.

Sở hữu sản phẩm và quy trình cực tốt, nhưng startup này đã mất cơ hội đầu tư 3,6 tỷ vì 'giữa các Cofounders có một điều gì đó không rõ ràng’ 

 

Nội dung gọi vốn của HappyTrees chiếm tới một nửa thời lượng chương trình Shark Tank tập đầu tiên, mở đầu bằng những trầm trồ của Shark Phạm Thanh Hưng – Phó Chủ tịch HĐQT CEN Group kiêm Chủ tịch HĐQT CEN Invest – với cử chỉ Thumbs-up, và kết thúc bằng cái nhìn đầy lưu luyến của Xuân Thủy – Cofounder HappyTrees.

Cà chua được bón bằng trứng gà và sữa

HappyTrees được hình thành từ cuối năm 2014 với một shop online nhỏ. Hiện công ty có các sản phẩm nổi bật như cây dâu tây Đà Lạt, cà chua thân gỗ Tamarillo, Air Bonsai, và đặc biệt là Cà trái cây.

Đến với chương trình, 3 bạn trẻ gồm Minh Tuấn – Founder kiêm CEO HappyTrees, Xuân Thủy – Cofounder phụ trách sản xuất, và Huyền Trân – Cofounder phụ trách kinh doanh – mong muốn huy động số vốn là 2,9 tỷ đồng, tương đương 19% cổ phần công ty.

Sau khi nếm thử nhiều lần sản phẩm Cà trái cây, các Sharks thêm thích thú khi xem video clip về nông trại sản xuất sản phẩm này. Trong clip đó, Thủy quan niệm chăm sóc cây trồng như chăm sóc trẻ con. Khi dinh dưỡng tốt, cây khỏe, kháng thể của cây mạnh lên thì không cần dùng tới thuốc bảo vệ thực vật.

<br /><br /><br /><br />
3 Cofounders của HappyTrees lần lượt từ trái sang phải là Xuân Thủy, Minh Tuấn, và Huyền Trân. Ảnh: Shark Tank Việt Nam.<br /><br /><br /><br />

3 Cofounders của HappyTrees lần lượt từ trái sang phải là Xuân Thủy, Minh Tuấn, và Huyền Trân. Ảnh: Shark Tank Việt Nam.

Thủy cũng tự tay đập trứng gà, lựa hạt sen, lựa sữa… nếm thử thành phẩm và đổ vào thùng để tạo phân hữu cơ chăm bón cho cây trồng.

Chỉ riêng với sản phẩm Cà trái cây, với giá bán 110.000 đồng/kg, doanh số trung bình đem lại cho HappyTrees là 90 triệu đồng/tháng, với tỷ suất lợi nhuận 28%.

Phần thuyết trình trơn tru, Cofounder thể hiện tâm huyết và tình yêu với sản phẩm, Sharks hào hứng… Nhưng những chất vấn tiếp theo đó đã làm lộ ra những vấn đề của Startup này.

Cả 2 phía cùng đầu tư vào trang trại hay chỉ mình Thủy đầu tư vào trang trại?”, Shark Nguyễn Xuân Phú – Nhà sáng lập, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Sunhouse – hỏi.

Trong một loạt câu hỏi của Shark Hưng trước đó, người trả lời là Thủy. Nhưng với câu này, người trả lời là Tuấn – CEO HappyTrees.

Tiền đầu tư vào trang trại là sự kết hợp giữa HappyTrees và đầu tư lại cho Thủy”.

Tính vào cổ phần của công ty hay hạch toán riêng?” “Cổ phần và hạch toán riêng nữa”.

“Thủy có bao nhiêu % cổ phần trong công ty?”

Thủy ngỡ ngàng trước câu hỏi này, quay sang nhìn Tuấn. Tuấn cho biết Thủy đang giữ 19% cổ phần.

“Tại sao Thủy lại không biết?”, Shark Phú chất vấn liên tiếp.

“Giá như đây là offer của Thủy, anh đồng ý ngay. Nhưng offer là của Tuấn, anh không đầu tư được!”

Vấn đề của Startup này là sự hạch toán không rõ ràng tổng tài sản của công ty. Sản phẩm các Sharks hào hứng là của Thủy, nông trại 2.300m2 là của Thủy, và nhà kính cũng là của Thủy, không thuộc sở hữu của HappyTrees.

Shark Hưng – người đầu tiên nếm Cà trái cây và giơ ngón tay cái – không muốn bỏ lỡ Startup này, đưa ra đề nghị nông trại của Thủy sáp nhập với HappyTrees và ông sẽ đầu tư.

Sau khi team bàn luận, những tranh cãi liên hồi về giá trị thương hiệu công ty, giá trị sản phẩm và nông trại của Thủy… đã không đưa team đi đến thống nhất về tổng tài sản công ty và vốn cổ phần của mỗi người sau khi sáp nhập.

“Thủy phụ trách sản xuất nhưng chỉ có HappyTrees được phân phối sản phẩm này”, Tuấn giãi bày.

Shark Hưng lắc đầu: “Nếu vẫn là 2,9 tỷ đồng cho 19%, giá như đây là offer của Thủy, anh đồng ý ngay. Nhưng offer của Tuấn, anh không đầu tư được!”

Shark Trần Anh Vương – CEO CTCP SAM Holdings – cho biết ông có 300 ha đất ở Tuyền Lâm, và cũng rất hào hứng với Startup này. Ông đề nghị đầu tư và kiểm soát công ty với tỷ lệ cổ phần 51%, nhưng Tuấn chỉ đồng ý mức tối đa cổ phần là 29% cho lần gọi vốn này.

 

“Công ty dự kiến giờ là 10 tỷ đồng. Anh góp 2,9 tỷ đồng, tương đương 29% cổ phần. Thủy góp 3,5 tỷ là 35%. Như vậy 2 người cộng lại là 64%. Trân 10% là 74%, Tuấn còn 26%. Bức tranh cổ đông có phải như vậy?”, Shark Vương hỏi.

“Không”, Tuấn trả lời.

“Em cũng mong muốn một con số cụ thể”, Thủy nói và quay sang nhìn Tuấn.

Hai người đang có một cái gì đó mà chúng ta không biết. Lý do chính một công ty khởi nghiệp không thành công là vấn đề giữa những Cofounders”, Shark Linh Thái bình luận và bà quyết định không đầu tư.

Việc hạch toán không rõ ràng, không biết tổng tài sản cũng như tỷ lệ sinh lời/tổng tài sản, khiến cho nhà đầu tư rất khó định giá, cho nên Shark Phú cũng không đầu tư.

Shark Vương một lần nữa xuống nước, đề nghị đầu tư 3,6 tỷ đồng, đổi lại 36% cổ phần, với điều kiện sáp nhập tài sản của Thủy vào công ty. Nhưng Tuấn lắc đầu.

 

Gọi vốn thất bại. Tuấn và Trân quay lưng bước ra khỏi phòng. Thủy như không tin vào cái kết này, vẫn nán lại. Cô nhìn theo các Cofounders của mình đã bước ra, rồi quay lại với các Sharks tuyên bố: “Em sẽ trở lại chương trình khởi nghiệp nếu vẫn còn Shark Tank!”

Sưu tầm.

>> Bài viết hay về Khởi nghiệp

>> Khóa học Khởi nghiệp Kinh doanh

>> Khóa học Kích hoạt Năng lượng Thành công

>> Chương trình Tư vấn Doanh nghiệp

>> HỌC KHỞI NGHIỆP KINH DOANH

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *