“Nhà đầu tư đó là người Hoa nói tiếng Anh, tôi không biết tiếng nên nhờ bà xã tôi làm việc. Đâu ngờ hai người đó phát sinh tình cảm. Ông đầu tư muốn chiếm đoạt luôn công ty, nên tôi phải ra đi… Lúc đó danh dự tôi lớn lắm, tôi chỉ nghĩ đến cái chết thôi”, ông chủ Kềm Viba – đối thủ của Kềm Nghĩa một thời – chia sẻ trên Shark Tank Việt Nam.
Ông Trần Vĩnh Bảo, phụ trách sản xuất kềm Tek Nails.
Shark Tank Việt Nam tập 13 ghi lại một câu chuyện buồn của một Startup cách đây một thập kỷ.
Ông Trần Vĩnh Bảo, phụ trách sản xuất kềm Tek Nails, trước là ông chủ của Kềm Viba (Viba là tên viết tắt của Vĩnh Bảo). Trước 2006, Việt Nam chỉ có 2 loại kềm nổi tiếng – Kềm Viba và một hãng khổng lồ cực thành công trong sản xuất kềm hiện nay.
Khi Kềm Viba kêu gọi đầu tư vốn nước ngoài, thời điểm nhà đầu tư bước vào cũng là thời điểm ông chủ mất vợ và cả công ty.
“Nhà đầu tư đó là người Hoa nói tiếng Anh, tôi không biết tiếng nên nhờ bà xã tôi làm việc. Đâu ngờ hai người đó phát sinh tình cảm. Ông đầu tư muốn chiếm đoạt luôn công ty, nên tôi phải ra đi…“, ông Bảo chia sẻ.
“Ông gài tôi phải bán công ty đó cho tay đầu tư Singapore, kèm cam kết không làm kềm trong vòng 5 năm kể từ ngày bán công ty. Lúc đó danh dự tôi lớn lắm, tôi chỉ nghĩ đến cái chết thôi. Nhưng tôi nghĩ mình phải quyết tâm đứng lên làm lại, lấy lại danh dự đó”.
Tek Nails là dự án sản xuất kềm sạch, hiện do Vina Groups phân phối độc quyền, đồng thời sở hữu 31,5% cổ phần.
Đến với Shark Tank, nhóm Vina Groups – Tek Nails muốn gọi vốn cho 2 dự án cùng lúc. Vina Groups mong muốn có phần đầu tư 500 nghìn USD cho 5% cổ phần và Dự án kềm sạch Tek Nails tính bán 10% sở hữu để đổi lấy 500 nghìn USD nữa.
Ông Bảo cho biết Tek Nails dự kiến sản xuất 9 triệu sản phẩm/tháng, nhắm tới sự khác biệt trong hành vi sử dụng kềm bên Mỹ – Phải biết bảo quản kềm sau khi sử dụng 1 lần.
“Kềm sạch sẽ giải quyết vấn nạn cho thợ nails ở nước ngoài, vốn phải kỳ công giữ vệ sinh cây kềm để sử dụng cho người kế tiếp. Chỉ cần quên thì thợ phạt 500 USD, chủ phạt 1.000 USD”, ông Bảo cho biết.
Ông cũng tâm sự: Ngành kềm có đặc thù là không có thiết bị máy móc dành riêng cho nó, mà khuôn mẫu phải tự chế tạo, muốn chế tạo phải am hiểu.
“Đã có nhiều người mon men làm việc với tôi nhưng họ không thành tâm khi cộng tác, làm được dăm ba tháng thấy ngành kềm béo bở quá, họ tìm cách hạ tỷ lệ góp vốn xuống. Quỹ thời gian của tôi chỉ còn 5 năm nữa, nên tôi đi tìm những bạn trẻ. Tôi ước mơ 5 năm nữa, sẽ chuyển giao toàn bộ bí mật ngành kềm cho lớp trẻ”, ông Bảo tâm sự.
Trước 2 dự án gọi vốn song song, bộ ba các Sharks Phú – Hưng – Linh đều đã lắc đầu. Duy nhất Shark Trần Anh Vương – CEO Sam Holdings, vì trân trọng doanh nhân tâm huyết này mà muốn đầu tư vào Tek Nails. Điều kiện Shark Vương đưa ra là muốn chi phối 51% cổ phần.
Ông Bảo đề xuất 1 triệu USD đổi lấy 51% cổ phần.
“Căn cứ vào số tiền 2,5 tỷ đầu tư đổi lại 31,5% cổ phần của Vina Groups vào Tek Nails, trong đó có tiền mặt và công nghệ, tôi đề xuất mua 49% cổ phần với 4,5 tỷ đồng”, Shark Vương offer.
Tuy đã nói lời từ chối, Shark Hưng vẫn phải can thiệp vào offer này, cảnh báo Shark Vương đã vi phạm luật chơi.
Luật của Shark Tank là đảm bảo cho Startup có được số tiền mà họ cần cho hoạt động kinh doanh của họ. Tức là, các Shark sẽ không được trả giá xuống thấp hơn số tiền yêu cầu.
Trong khi đó, đề xuất gọi vốn 500.000 USD ban đầu của Tek Nails đã tương đương với hơn 11 tỷ đồng.
Như vậy, thương vụ đã khép lại ngay khi vừa mới được mở ra.
Sưu tầm.
>> Bài viết hay về Khởi nghiệp
>> Khóa học Khởi nghiệp Kinh doanh