TÔI SẼ MANG GÁNH PHỞ CỦA MÌNH ĐI KHẮP THẾ GIAN
“Em sẽ mang gánh phở của mình đi khắp thế gian?” – Câu nói từ người thầy Nhật Bản đã khởi nguồn cho thương hiệu phở 25 của cô, và đó cũng là câu nói cuối cùng trước khi thảm họa sóng thần 2012 đã cướp mất người thầy mà cô hết mực tôn kính!
Từ trong những nỗi đau về vật chất và tinh thần mang lại. Tôi dường như thấy được trong cô- người phụ nữ đáng tuổi mẹ tôi vẫn có một sức hút kỳ lạ và tình yêu mãnh liệt với ẩm thực Việt Nam- Và đó là lý do khiến tôi viết nên câu chuyện của cô Mai Hà Trà Dung.
Theo học tại một ngôi trường về sân khấu nghệ thuật nhưng cô đã không theo nghề điện ảnh mà lại rẽ ngang sang kinh doanh khi cô phát hiện ra mình hợp với việc bán hàng hơn
Năm 35 tuổi, cô làm việc tại công ty Hitachi. Từ đây, cuộc gặp mặt định mệnh với người thầy Nhật Bản và sự dẫn dắt bắt đầu trong lĩnh vực kinh doanh bắt đầu. Trong thời điểm này, 1 cú shock tới bất chợt từ việc tài sản gia đình cô chuyển từ có tất cả sang trắng tay. Cô bắt đầu chuyển sang giai đoạn khủng hoảng khi vừa nợ nần vừa mang trong mình 1 sinh linh chưa chào đời.
Giai đoạn khủng hoảng: Cô bán nhà để trả nợ, mang thai, đối mặt với suy nghĩ – làm thế nào để lo cho gia đình nếu chỉ kiếm tiền bằng đồng lương tại công ty? Đối mặt với việc suy sụp tinh thần này là 1 bản ngã mạnh mẽ hơn -“Cái gì không giết chết bạn thì sẽ khiến cho bạn mạnh mẽ hơn”- Đó là suy nghĩ của cô lúc bấy giờ.
Năm 1994 với 100.000 đồng trong túi. “Gần tết rồi, phải làm gì đó để kiếm tiền cho nhà đây?” – Suy nghĩ này của cô cũng bắt nguồn cho hành trình buôn bán “đủ thứ” trong giai đoạn này. Cô kinh doanh với tất cả những thứ gì có thể nghĩ ra, từ dầu hôi đến cháo tim gan.
Lúc kể về điều này, tôi như cảm nhận được ánh nhìn tinh anh và niềm vui trong ánh mắt của cô khi nói về các món ăn- đó là nụ cười luôn rộng mở của cô dành cho người đối diện. Trong những ngày tháng đó, cô phải thức dậy từ lúc 3 giờ sáng chuẩn bị nồi cháo và cũng là để tránh đi sự xấu hổ từ ánh mắt kỳ thị của người khác. Tuy nhiên, cô không cần phải đối diện với điều đó quá lâu khi mà mọi người cùng xóm trong thời điểm ấy không kỳ thị mà ngược lại đều ủng hộ, giúp đỡ cô. Từ trẻ con đến người lớn. Và trong lần bán cháo ấy, kỷ niệm khiến cho cô vui nhất là việc nồi cháo hết “veo” trong 1 ngày
Thử thách lại bắt đầu: Người ta ủng hộ 1 vài lần chứ không phải là mãi mãi. Ngày đó, họ không ăn cháo nhiều vào buổi sáng nhiều. Và cũng đồng nghĩa với việc cô buộc phải nghĩ ra 1 cách khác để kiếm tiền.
Cùng thời điểm này, cô nhận được tin rằng 1 người bạn của cô bị bệnh ung thư và đang trong bệnh viện. Khi tới nơi, cô được biết người bạn này không còn sống được bao lâu nhưng chỉ với mỗi mong muốn là được ăn tô Phở cuối cùng nhưng vẫn không đủ tiền để mua. Kể từ đây cũng là khởi nguồn cho lời hứa cô tự nói với bản thân mình- “Nếu tôi kinh doanh phở thì giá nào tôi cũng sẽ bán để cho những người nghèo cũng có thể ăn Phở được!”. Với tờ 20.000 VNĐ cuối cùng trong tay, cô quyết định trao hết cho con trai của người phụ nữ đáng thương ấy để câu mua phở cho mẹ. Và cô quay về với 1 cái đầu đầy những câu hỏi.
Thời điểm lúc bấy giờ là khi phở đã có tên trong danh sách 12 món ăn ngon nhất trong di sản văn hóa thế giới!
1995: Cô đánh liều mượn 2 chỉ vàng từ người thân để mở tiệm phở. Cô bắt đầu tận dụng những kinh nghiệm ngày xưa có được để tạo lập ra công thức nấu phở cho riêng mình. Cô trau dồi tay nghề bằng việc “sáng bán phở, chiều đi học nghề từ quán Phở có tiếng trong vùng”
Trải qua nhiều năm với nhiều biến động, cô và gia đình chuyển nhà khá nhiều lần để cuối cùng đặt chân tới căn nhà thứ 9 – từ đây, vận may đã mỉm cười với cô khi quán Phở tại đây em ra lại mang rất nhiều lợi thế để buôn bán. Lúc này, cô thực hiện lời nguyện khi xưa của mình “ Tôi sẽ bán phở cho tất cả mọi người để người nghèo cũng có thể ăn được”
2011, lúc này là thời điểm mà phở 24 đã bán đi thương hiệu của mình cho nước ngoài. Cô không khỏi thấy tiếc cho thương hiệu phở nước nhà và bắt đầu nhem nhúm việc có 1 thương hiệu thay thế Phở 24. Đó cũng là lý do cô đặt cho thương hiệu phở của mình với cái tên Phở 25. Đến bây giờ, cô có thể sống tốt với các nghề tay trái khác trong lĩnh vực bất động sản nhưng cô vẫn tiếp tục bán phở vì đó là đam mê của cô. Và cũng là vì trong tương lai, cô muốn nhân rộng thương hiệu Phở 25.
2012, cuộc điện thoại cuối cùng với người thầy Nhật Bản- Cô nói với tôi trong hàng nước mắt ngấn lệ -Đây là câu nói cuối cùng từ người thầy mà cô hằng kính trọng- “Em có thể gánh hàng phở của mình đi khắp thế gian được không?” Câu nói đã cho cô 1 suy nghĩ tràn đầy cảm hứng và niềm tin mạnh mẽ- Tại sao không? Cô không còn quá trẻ nhưng còn ý chý và hy vọng. Khi con người ta còn những điều này thì bất cứ điều gì cũng có thể làm được. Nhưng cũng từ đó, cô không còn nhận được bất cứ cuộc gọi nào từ người thầy này. Bắt đầu từ đây, cô tự mình đi tìm các lời giải cho câu hỏi, đâu là yếu tố tạo nên sự khác biệt cho thương hiệu Phở 25? Và câu trả lời mà cô tìm được là từ mô hình, hương vị và cách phục vụ
2012 -2014, hai năm tiếp theo đó. Cô quyết định dành thời gian để học các kiến thức kinh doanh, kiến thức về việc làm chủ nhà hàng. Trong thời điểm này, nhờ các du học sinh Nhật Bản, cô mới biết được hung tin- người thầy Nhật Bản của cô đã bị thảm họa động đất sóng thần cướp đi tính mạng trong lần gọi cuối cùng đó. Cô một lần nữa đón nhận 1 sự mất mát từ 1 người rất quan trọng với mình. Rơi vào tình trạng “mất thăng bằng”. Cô bây giờ như mất đi sự cố vấn hiện hữu quan trọng nhất – sự cố vấn đã theo cô trong suốt chặng đường không hề ngắn. Và bây giờ, cô đang đứng trước các con đường “mơ hồ” chẳng biết đâu là đâu.
“Nếu không biết đường đi thì hãy tiếp tục đi. Biết đâu cũng sẽ gặp được những người thầy khác để tiếp tục con đường này. Cũng là vì người thầy Nhật Bản đáng tôn kính- Cô chọn cách đi tiếp vì để tri ân thầy. Con đường đi phía trước sẽ tự động mở ra. Cứ đi rồi nhất định sẽ tới!”
Đó cũng là lúc cô tìm tới YUP! Kể từ đó, con đường của cô mở rộng ra hơn rất nhiều.
Bắt đầu cho điều này là việc Tiến Sỹ Nguyễn Nhã nhận lời đỡ đầu cho dự án của cô để giúp cô quảng bá ẩm thực Phở Việt Nam ra bạn bè quốc tế. Và giáo sư Trần Văn Khê nhận lời giúp đỡ thương hiệu Phở 25 của cô. Và bây giờ, con đường của cô dường như mở ra 1 trang mới.
Có thể nào trong tương lai Việt Nam sẽ có 1 thương hiệu Phở 25 thay thế cho Phở 24? Chúng ta hãy chờ đợi điều đó. Nhưng cho dù như thế nào, tôi vẫn tin ở người phụ nữ đầy nghị lực này có rất nhiều bài học cho những người trẻ mong muốn khởi nghiệp như chúng ta. Tuy nhiên, tôi sẽ viết ra đây bài học quan trọng nhất mà cô muốn gửi gắm đến các bạn
Bài học:
Muốn khởi nghiệp từ bất cứ nghề nào thì hãy tìm hiểu chúng cho thật cặn kẽ
Con người ta trở nên dễ ganh ghét nhau khi mình trở nên giàu có
Muốn làm lớn thì trước hết hãy trả hết nợ nần đã
Và bây giờ, khi làm được 3 điều trên rồi, “tôi đã sẵn sàng để gánh hàng phở của mình đi khắp thế gian” – cô chia sẻ
>> Bài viết hay về Khởi nghiệp
>> Khóa học Khởi nghiệp Kinh doanh