Họ gọi ông là “vua khởi nghiệp”, là “nhà tiên tri”, là “bố già” của ngành công nghệ Israel. Ông là Yossi Vardi, “cha đẻ” của hơn 80 startup công nghệ, “siêu sao” khởi nghiệp từ công nghệ đầu tiên của Israel.
Bố già của công nghệ Israel
Joseph “Yossi” Vardi đã góp tay xây dựng thành công cộng đồng startup công nghệ tại Israel. Trong số đó có Mirabilis, công ty chế tạo ra ICQ – phần mềm nhắn tin internet đầu tiên trên thế giới. Người đàn ông 74 tuổi cũng từng là cố vấn chiến lược cho trang bán hàng Amazon và tập đoàn dịch vụ internet toàn cầu AOL. Ông còn đang là phó chủ tịch của trang yalla.co.il, một phiên bản kiểu eBay của Israe
Năm 2011, ông từng nằm trong danh sách 25 nhân vật hàng đầu trong làng công nghệ châu Âu (Tech’s Top 25), bình chọn bởi tờ The Wall Street Journal. Năm 2009, Yossi được giải “Nhà đầu tư xuất sắc nhất châu Âu”, bình chọn bởi trang công nghệ TechCrunch.
Nhà khởi nghiệp “lão làng” này còn là một trong những nhà khởi xướng ra hãng Pitango, một trong những quỹ đầu tư mạo hiểm lớn nhất Israel. “Bố già” Yossi Vardi đã “đỡ đầu” cho sự ra đời của hơn 80 công ty công nghệ Isreal, tờ Jewish Business Times cho biết.
Những công ty ông từng đầu tư đều các gã khổng lồ làng công nghệ thèm khát: Foxytunes đã được Yahoo mua lại với giá 30 triệu USD, Gteko về dưới trướng Microsoft với giá 120 triệu USD, Tivella về tay Cisco, và The Gift Project về tay ePay. Những startup đang phát triển của ông cũng đang phát triển nhanh chóng, điển hình như công ty AtlasCT hiện đã được xem là đối thủ giàu tiềm năng cạnh tranh với Google Maps.
“Con người” là công thức thành công
Với bảng thành tích “khủng” này, nhiều người sẽ nghĩ Yossi giống như vua Midas trong thần thoại Hy Lạp, vị vua chạm tay vào đâu thì vật đó lại hóa thành vàng. Thế nhưng, trong một cuộc phỏng vấn với TechCrunch năm 2011, bậc thầy startup công nghệ này thừa nhận danh sách thất bại của ông là “dài đến không thể đếm xuể”.
Luôn tự nhủ về những thất bại đau đớn đó trong lòng, ông tự đúc kết cho mình một cách tiếp cận các tiềm năng đầu tư tích cực: “Hãy đánh giá một người dựa trên kế hoạch kinh doanh của họ”, chứ không phải quá khứ thất bại của họ. Ông cho rằng, chính những nhà khởi nghiệp thất bại là những người thèm khát chiến thắng hơn phần còn lại.
Điều mà Yossi đầu tư không phải là một công ty, một ý tưởng, mà chính là con người tạo lập lên những điều đó: Những nhà khởi nghiệp. “Tôi chỉ là một gã vô danh may mắn, làm việc mỡi những gã trai nhỏ hơn tôi gấp 3 lần và thông minh hơn tôi gấp 3 lần”, ông từng khiêm tốn tự nhận về mình.
Năm 1997, Arik Vardi cùng vài người bạn đã đến gặp cha mình – Yossi Vardi để xin ông đầu tư vào Mirabilis, một startup vô danh. “Tôi biết rõ lũ trẻ là những đứa rất tài năng. Tôi gửi cho chúng một chút tiền. Và phần còn lại là lịch sử”, Yossi kể lại.
Chỉ trong vòng chưa đầy 19 tháng sau khi ICQ ra đời, nó đã nhanh chóng được AOL mua lại cho bằng được với với tổng giá trị gần 400 triệu USD. Thành công của ICQ là phát súng đầu tiên mở ra làn sóng startup công nghệ Israel kéo dài đến tận bây giờ. Quyết định đầu tư của Yossi đã tạo nên điều mà tạp chí Forbesgọi là “Hiệu ứng Mirabilis”, khi hàng loạt những người trẻ tài năng của Israel quyết tâm học theo công ty này để tìm kiếm thành công.
“Tôi đi tìm kiếm những tài năng. Tôi không tìm kiếm ý tưởng, vì tôi không hiểu được chúng. Nó là một vùng đất mà tôi là kẻ lạ. Còn những người trẻ đó mới là người bản xứ. Tôi muốn những người tài giỏi, tốt tính và lanh lợi. Nếu họ biết hướng sản phẩm đến người dùng. Tôi sẽ quan tâm đến ý tưởng của họ”, Yossi chia sẻ.
Sưu tầm