Cuộc chiến với các cộng sự
Cộng sự chắc chắn phải là những người đồng chung chí hướng, sẵn sàng chia ngọt sẻ bùi thậm chí nếm mật nằm gai cùng bạn thì họ mới quyết định dấn thân cùng bạn khởi nghiệp với số vốn nhỏ để theo đuổi những lý tưởng, dựng xây những ước mơ to lớn thành sự thật. Nhưng chắc chắn rằng những ý kiến trái chiều, nghi ngại, mâu thuẫn, tranh giành lợi ích xảy ra giữa bạn và các cộng sự, cộng sự có thể người đồng sáng lập, nhà đầu tư, các đại lý thuê ngoài, nhân sự nội bộ trong công ty bạn. Như vậy bạn có thể đắc nhân tâm và thắng được lòng tin, chinh phục được những cộng sự của bạn hay không. Câu trả lời đôi khi là không nhưng như vậy không có nghĩa là bạn không thể thành công. Tỷ phú Jack Ma, nhà sáng lập Alibaba có chia sẻ:”Trước khi tôi thành lập Alibaba, tôi mời 24 người bạn tới nhà để trao đổi về cơ hội kinh doanh. Sau khi tranh luận trong 2 tiếng đồng hồ, họ vẫn rất mơ hồ với ý tưởng của tôi – Tôi phải thú nhận rằng, ngay lúc đó, chính bản thân tôi cũng còn rất mơ hồ với ý tưởng của mình. Cuối cùng 23 trong số 24 người có mặt trong phòng nói tôi hãy bỏ ý tưởng này đi kèm theo rất nhiều lý do như: ‘Anh không biết chút gì về thế giới mạng, và quan trọng hơn, anh không có đủ vốn cho việc khởi nghiệp kinh doanh’ v.v. Chỉ có một người bạn (anh ta làm việc cho ngân hàng) nói với tôi, “Nếu bạn muốn làm, hãy cứ làm đi. Nếu mọi việc không như bạn mong đợi, bạn vẫn có thể quay về nghề cũ mà!” Tôi suy nghĩ về câu nói của anh bạn này cả đêm. Sáng hôm sau tôi quyết định sẽ thực hiện ý tưởng của mình tới cùng, cho dù cả 24 người đều ngăn cản tôi.” Như vậy một lần nữa cho thấy, thành công hay thất bại phụ thuộc rất lớn vào bạn. Những gì bạn cho là đúng, là sai, dù đó là ý kiến của bạn hay của người khác sẽ quyết định rất lớn kết quả kinh doanh Start-up của bạn. Ngoài ra, còn rất nhiều vấn đề khác xảy ra giữa cộng sự với nhau như tranh giành lợi ích, quyền lợi, lấy cắp ý tưởng, thậm chí gian lận, phá hoại tài sản. Vì vậy, khi khởi nghiệp với số vốn nhỏ, thì bạn không thể chỉ dùng tiền để giữ chân người tài và làm vừa lòng tất cả cộng sự, thậm chí ngay cả công ty lớn với số vốn lớn hơn cũng không thể chỉ dựa vào tiền mà có thể làm vậy, bạn cần phải có tâm, có tấm lòng tận tụy, thật sự vì lợi ích công bằng của các cộng sự, thường xuyên truyền động lực, ảnh hưởng tích cực, sẵn sàng giúp đỡ, hỗ trợ họ thường xuyên mới có thể giúp cho bạn có một chỗ đứng trang trọng trong trái tim và suy nghĩ của các cộng sự. Và như vậy thì những mâu thuẫn sẽ trở nên dễ giải quyết hơn và dù những người không làm việc cho bạn nữa thì sau này họ vẫn sẽ nói tốt về bạn, về công ty bạn, thậm chí giới thiệu những mối quan hệ, cơ hội tốt đến bạn và công ty bạn. Đó là những phần thưởng rất tuyệt vời và xứng đáng cho sự nỗ lực chăm sóc chu đáo các cộng sự của bạn.
Cuộc chiến chinh phục khách hàng
Giới kinh doanh hay dùng câu:”Khách hàng là thượng đế.” Hay như tỷ phú Sam Walton, chủ sáng lập nên Wal-mart, có nói rằng “Khách hàng là người chủ thật sự. Và người chủ ấy có thể đuổi việc bất kỳ ai trong công ty từ ghế cao nhất là chủ tịch hội đồng quản trị trở xuống, đơn giản bằng cách tiêu tiền ở nơi khác (không phải Walmart).” Và chính vì vậy, chinh phục khách hàng trong một nền kinh tế mà các tập đoàn lớn ngày càng có ảnh hưởng sâu rộng là một vấn đề rất nan giải với những khởi nghiệp, kinh doanh nguồn vốn nhỏ. Sự thua kém trên rất nhiều khía cạnh như cơ sở vật chất, nhân sự, kinh nghiệm, độ phủ sóng thị trường, uy tín, công nghệ, kiến thức thị trường, mối quan hệ.. là một số những trở ngại phổ biến cản trở công ty với nguồn vốn nhỏ có thể chăm sóc, cung cấp giá trị cho khách hàng tốt bằng những đối thủ cạnh tranh hùng mạnh khác. Và khách hàng thì đương nhiên họ không có nghĩa vụ và họ chắc chắn cũng không nghĩ là nghĩa vụ của họ buộc phải ủng hộ những sản phẩm, dịch vụ tồi tệ, kém chất lượng. Như dù đã có nhiều hội chợ, chương trình khuyến mãi, hỗ trợ từ nhà nước để thúc đẩy người Việt dùng hàng Việt nhưng chắc chắn là sự sính ngoại của người Việt không phải hoàn toàn là do mê muội hay tập quán thói quen mà sự sính ngoại ấy có nguồn gốc từ thật có ý thức, kiến thức, trải nghiệm về các dòng sản phẩm, dịch vụ cả trong và ngoài nước và người tiêu dùng đã chọn sản phẩm nước ngoài vì phù hợp với nhu cầu, túi tiền và cả khát khao thể hiện sự sung túc, đầy đủ, khôn ngoan trong chi tiêu của họ. Vậy sản phẩm, dịch vụ, công ty của bạn có mang lại sự hài lòng, mãn nguyện để đạt được sự tín nhiệm, trung thành của một lượng khách hàng đủ lớn cho duy trì hoạt động lâu dài của công ty không ? Điểm mạnh của công ty nguồn vốn nhỏ của bạn có thể làm được cho khách hàng mà những nơi khác không làm được hay rất khó để làm được là gì ? Và khách hàng thì đương nhiên là có khách hàng mục tiêu (target) và khách hàng không phải là mục tiêu. Phải tập trung chiếm được tình yêu của những khách hàng mục tiêu của bạn, tận dụng hết thế mạnh trong thị trường ngách của công ty bạn trước khi một đối thủ nào đó của bạn giành mất. Hãy nhớ rằng, khách hàng là người trả tiền cho bạn, khách hàng là một trong những đối tượng quan trọng sẽ quyết định công ty bạn nên tồn tại hay không, và nên tồn tại như thế nào. Và với sự tiến bộ, phát triển nhanh chóng như ngày nay thì chắc chắn là yêu cầu, tiêu chuẩn của khách hàng lại ngày càng tăng cao, hay nói cách khác là họ trở nên càng lúc càng khó tính, kén chọn. Sản phẩm, dịch vụ ngày càng dư thừa và giống nhau, có thể thay thế cho nhau, vì vậy hãy dám trở nên độc đáo, khác biệt, tận dụng thế mạnh quy mô nhỏ, dễ thay đổi để nhanh chóng thích ứng, trở nên thú vị và duy nhất trong tầm mắt xanh của quý khách hàng mà bạn đang phục vụ.
to be continue…..