Phần 1: CHÂN DUNG DÂN KHỞI NGHIỆP

Vũ khí đáng sợ nhất của nhân loại là Đam mê và Học hỏi - YUP
Vũ khí đáng sợ nhất của nhân loại là Đam mê và Học hỏi – YUP

 

Tôi còn nhớ mãi cái cảm giác lần đầu tiên xin nghỉ việc để “bước ra thị trường” làm ăn lớn (đùa nhé) Cảm giác nó trông ngồ ngộ như vầy “Yeah! Ta tự do rồi! Từ nay ta có thể thức khuya dậy sớm tùy thích không cần 8h30 phải có mặt để trình diện ai nữa!”

Bạn biết gì không? Cuộc đời luôn cho ta cái ta thực sự muốn. Và cuộc sống tôi sau giây phút đó hoàn toàn y như lời tuyên bố vừa rồi!

Lần gọi là “Khởi nghiệp” đó, tôi thất bại!

Tuy vậy, tôi cũng đã có cho mình một số bài học quý. Có lẽ bạn biết rồi nhưng mà nghe lại để tự nhắc nhở mình không bao giờ là thừa đâu, đặc biệt khi “dòng đời luôn cuốn ta xa đi những hiểu biết và ước mơ ban đầu”

Kinh doanh riêng đồng nghĩa với làm việc hàng giờ liên tục, thời khóa biểu thất thường và đầu óc tư duy không ngừng nghỉ từ ngày này qua tháng nọ cho đến khi bạn hoàn vốn và bắt đầu có lợi nhuận. Và khoảng thời gian này có thể kéo dài đến vài năm.

Do vậy, muốn khởi nghiệp thành công, bạn cần phải:

Bài học đầu tiên: Đam Mê – Bạn không yêu doanh nghiệp của mình, nó sẽ không nuôi bạn

Khởi nghiệp là một quyết định khó khan thực sự, bạn sẽ nhận ra nó nếu bạn thật nghiêm túc với nó. Nó là thời điểm mà bạn sẽ chấp nhận:

  1. Làm việc liên tục. Lưu ý là suy nghĩ cũng là 1 hình thái của làm việc nhé
  2. Thời gian làm việc thất thường: Khi vừa “ra riêng” có được những khách hàng đầu tiên, mồ hôi xương máu đổ ra thật nhiều cho nên có lắm lúc vì khách hàng mà người chủ doanh nghiệp không ngại ngần “tăng ca” bất cứ khi nào
  3. Cảm xúc của bạn sẽ hoạt động như một “phong vũ biểu” theo tình hình kinh doanh vậy

Nói như vậy để thấy, nếu bạn khởi nghiệp vì muốn hai chữ tự do như tôi ở trên, hoặc vì tiền mà thôi thì đọc đến đây tôi hy vọng bạn sẽ suy nghĩ lại. Kinh doanh là một quá trình dài đầy chông gai thử thách. Nếu bạn không đam mê những gì mình đang làm, bạn sẽ dễ dàng nản chí và buông xuôi mỗi khi gặp khó khăn.

Đăng ký miễn phí khóa hội thảo UNLIMITED SUCCESS

Vậy thì Đam mê thực sự có vai trò gì trong vấn đề Khởi nghiệp làm giàu?

Trời sinh con người có 2 phần bán cầu não trái – phải, thiên về logic và cảm xúc riêng biệt. Và cũng từ đây mà sinh ra đủ thứ rắc rối.

Tôi chỉ dám nói về phần tôi, khi quyết định sẽ khởi nghiệp, tôi dùng phần lý trí để so sánh giữa hiện thực cuộc sống làm công với giấc mơ khởi nghiệp thành công và làm chủ. Phần hơn về bên nào có lẽ ai cũng biết.

Thế nhưng, bởi lẽ bản chất thực sự của kinh doanh là trao đi những GIÁ TRỊ bạn tạo ra cho người khác, mà tạo ra giá trị ấy lại cực kỳ khó khăn, cách cho đi cũng không hề dễ dàng. Nếu không có đam mê đóng vai trò là nguồn lửa luôn cung cấp năng lượng và thúc đẩy bạn đi về phía trước, bạn sẽ dần bị CHÍNH MÌNH thuyết phục lại một lần nữa và thấy “giấc mơ khởi nghiệp thành công & hưởng thụ” trôi xa và mờ dần, trong khi hiện thực là ngày nào cũng lỗ lã, cũng phải móc tiền túi góp vốn vào lấn át.

Chưa kể, nếu bạn khởi nghiệp với tiền là mục đích chứ không phải vì đam mê, bạn sẽ không nhận ra những ưu điểm vượt trội, những giá trị độc nhất vô nhị của chính bản thân bạn mà không ai khác có – có thể làm lợi thế cạnh tranh cực kỳ hiệu quả để doanh nghiệp của bạn nổi bật và vươn lên giữa đám đông. Đây là một bí quyết để tạo nên năng lực cạnh tranh cốt lõi mà ai cũng bỏ qua rất dễ dàng nhé.

Bài học thứ 2: Kinh Doanh chính là Cuộc Sống, vớ đầy đủ Cảm xúc – Tinh thần

Chính xác là bạn vẫn luôn sống cho dù có đang kinh doanh hay khởi nghiệp hay không! Nhưng giai đoạn Khởi nghiệp, bạn sống một đoạn đời rất khác.

  1. Bạn là sếp của chính mình — Sẽ không còn ai giám sát và theo dõi kết quả công việc của bạn nữa. Thú thật, chỉ tới ngày hôm đó, khi tôi nhận ra điều này, tôi mới thấy biết ơn những gì sếp cũ đã làm cho tôi
  2. “Tháng này lại lỗ rồi!” — Bình thường nghe người khác nói câu này thì ít cảm giác lắm. Chứ khi tự mình thốt lên, mới thấm thía. Bạn chịu 100% rủi roc ho những gì một tháng vừa rồi đã làm cho doanh nghiệp của mình. Phải nói là chưa khi nào “vòng luân hồi – nhân quả” lại hiển hiện nhanh đến vậy!
  3. Cảm xúc — “Tại sao tôi phải cực đến như vậy?” Bạn sẽ làm việc gấp trăm người khác, làm những việc li chi lít chit mà trước giờ chưa bao giờ làm. Vì sao vậy? Vì bây giờ doanh nghiệp này là của bạn, không ai lo lắng cho nó thay cho bạn đâu!
  4. Hy sinh, hy sinh và hy sinh — Thời gian là “vật tế thần” đầu tiên. Kế đến là những sở thích cá nhân. Vì chúng ta đang phải dè xẻn cho “cục cưng” công ty. Bớt tụ tập bạn bè bù khú, không hoang phí bất kỳ đồng vốn nào, thậm chí thời gian dành cho gia đình đôi khi cũng phải xếp sau. Tóm lại là đơn giản hóa cuộc sống đến mức tối đa

Tới đây, còn bao nhiêu bạn muốn Khởi nghiệp thì giơ tay lên nào!

Đăng ký miễn phí khóa hội thảo UNLIMITED SUCCESS

Bài học thứ 3: Quản lý rủi ro và thấy rủi ro “ẩn tàng” ở khắp nơi trong cái doanh nghiệp chưa tới 5 người!

Những rủi ro đầu tiên mà tôi phải đối mặt thông thường đều dính tới tiền!

Khởi nghiệp, tức là không ai trả lương nữa. Cuối tháng kiếm gì để đưa cho vợ đây?

Khởi nghiệp, tức là cần vốn mà lúc đầu dễ gì đã có lãi, lưu ý là tình trạng này có thể kéo tới vài tháng hoặc hơn năm trời nhé, vậy thì tiền đâu nuôi công ty đây?

Huy động vốn? Ngày trước chưa biết đến 6,7 cách huy động như giờ, khi làm ở YUP, nên thực sự nói tới khô cổ mà nhà đầu tư vẫn cứ lắc đầu!

Trên đây là những vấn đề đầu tiên, liên đới với “Tiền đâu?”

Bên dưới đây sẽ là những vấn đề mà lúc có tiền rồi vẫn là rủi ro!

Dòng tiền đầu tư & hiệu quả: Sau 5 tháng chịu lỗ, doanh nghiệp ban đầu của Dylan ngày đó bắt đầu “có chút đỉnh”. Dylan bắt đầu đổ thêm vốn tự có đẩy mạnh tiếp thị, thuê thêm người phụ.

Sai lầm là: không quan sát chính độ rộng của thị trường so sánh với năng lực phục vụ hiện tại gây nên sự mất hiệu quả trong các hoạt động đầu tư thêm.

Sai lầm là: không hề có một mô hình nào để cụ thể hóa rõ dòng tiền, dòng sản phẩm và dòng thông tin đã “chạy” như thế nào trong doanh nghiệp mình. Thật xấu hổ khi mình xuất thân là dân kinh tế! Một bài học mà cho đến khi học Business Model Canvas của thầy Trần Bằng Việt, Dylan mới nhận ra!

Cái bẫy “Lương của ông chủ”: Trong một thời gian dài chờ đợi, kép chặt chi tiêu, sống với mức thấp nhất trong khi trong tận sâu cảm xúc địa vị của mình là ông chủ. Cùng với đó, những nhu cầu trong cuộc sống phát sinh.

Giống như con thú bị đói quá lâu, đến khi chi tiêu, người chủ doanh nghiệp thường sẽ dễ dàng cho phép mình sử dụng vô tội vạ đồng vốn đồng lời mới có được thì doanh nghiệp còn non trẻ. Vì sao việc này lại cực kỳ hợp lý trong suy nghĩ của anh ta?

Đơn giản là vì doanh nghiệp là của anh ấy, tất nhiên mọi khoản lợi nhuận đều thuộc về anh ta, muốn xài sao mà không được?

Sai lầm nữa! Hãy định rõ ra lương của chính mình, cho dù có là chủ doanh nghiệp! Hãy  rạch ròi trong nguồn vốn và chi tiêu của bản thân để có thể quản lý tài chính doanh nghiệp thực sự tốt!

Đăng ký miễn phí khóa hội thảo UNLIMITED SUCCESS

Bài học thứ 4: Kiên Nhẫn và Bền Bỉ

Để tôi hỏi bạn nhé “Đã bao nhiêu lần bạn thấy người ta Khởi nghiệp kinh doanh mà thành công ngay lập tức?”. Với những khó khăn như chia sẻ vừa rồi cùng với hàng ty tỷ thứ lớn nhở trong quá trình vận hành doanh nghiệp có thể xảy ra, Dylan dám tin chắc không ít người và cũng không ít lần “ý nghĩ buông xuôi từ bỏ” túc trực trong đầu họ.

Dylan nhớ, trong 1 seminar UNLIMITED SUCCESS – THÀNH CÔNG KHÔNG GIỚI HẠN, anh Tạ Minh Tuấn từng nói: “Khởi nghiệp cũng giống như quá trình bạn bơi từ bờ bên này sang bờ bên kia vậy, Khó khăn nhất không phải ở quyết định nhảy xuống bơi ban đầu mà là khi bạn đang ở giữa dòng, nhìn lại bờ đã xa, ngó đi bờ chưa đến, ngoảnh xung quanh chẳng ai bên cạnh”.

UNLIMITED SUCCESS – THÀNH CÔNG KHÔNG GIỚI HẠN

“Người Chiến Binh Thiện Chiến Nhất cần có hai thứ,

đó là Thời Gian và Sự Kiên Nhẫn.”

– Leo Tolstoy (trích “Chiến Tranh và Hòa Bình”)

“Vạn sự khởi đầu nan” là một quá trình mà bất kỳ người khởi nghiệp nào cũng phải trải qua. Vì thế, tính Kiên Trì và Bền Bỉ chính là một trong những tố chất tối quan trọng của một doanh nhân thành công. 

Trên đây, Dylan đã đi sơ lược qua những bài học mà cá nhân mình trải nghiệm và sự đúc kết cho đến ngày hôm nay, khi làm việc trong một môi trường Đào tạo Khởi nghiệp.

Tuy không nhiều, nhưng hy vọng người đọc bài này sẽ có thể đúc kết được vài giá trị trên con đường mà mình đã chọn. Bạn cũng có thể tự đến nghe và học hỏi từ những chuyên gia Khởi nghiệp tại đây, ngay tại YUP này. Bạn không nhất thiết phải tin ngay những lời tôi nói trên đây.

Mời các bạn đón đọc bài viết kỳ tới:

“Kỹ Năng Sống Còn để Khởi Nghiệp Thành Công – Đề xuất của tôi”.

 

From Dylan @ YUP Institute with love.

Đăng ký miễn phí khóa hội thảo UNLIMITED SUCCESS

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *