Bob-Williamson-300x229

Bob Williamson đã rời căn nhà đổ nát ở Mississipi đi bụi khắp đất nước năm 17 tuổi. Năm 1970, Bob đã dừng chân tại Atlanta khi vừa tròn 24 tuổi, vô gia cư, bần cùng và nghiện heroin. Khi anh kiếm được công việc lau dọn với mức thù lao 15 đô la một tuần, không ai có thể ngờ rằng một ngày nào đó anh sẽ là chủ của một công ty phần mềm trị giá 26 triệu đô la Mỹ.

Kinh doanh thành công thường là sự kết hợp hoàn hảo của làm việc chăm chỉ và sự may mắn, và Williamson đã có cả hai. Không lâu sau khi tới Atlanta, anh bị thương trong một tai nạn xe hơi và phải điều trị nhiều tháng trong bệnh viện. Tại đây, Bob Williamson đã quyết định phải đứng thẳng dậy để sống một cuộc đời đáng sống. Thực hiện điều này không hề dễ dàng: Anh đã có tiền án, không bằng cấp và có rất ít công việc phù hợp.

Sau này, khi đã là chủ tịch kiêm CEO của Hãng Horizon Software International, với 180 công nhân sản xuất phần mềm phục vụ cho các hệ thống dịch vụ thực phẩm được sử dụng trong trường học, bệnh viện và các cơ quan khác, William kể: “Tôi đã định hoặc là đi tự tử – hành động mà một vài người bạn của tôi đã làm – hoặc là phải tìm cách xoay chuyển cuộc đời của mình”.

Công ty phần mềm quốc tế Horizon của Bob Williamson là công ty chuyên cung cấp các giải pháp quản lý dịch vụ thực phẩm cho ngành công nghiệp thực phẩm. Công ty cung cấp các giải pháp dịch vụ thực phẩm và các hệ thống quản lý phía sau văn phòng (back-office), bao gồm quản lý kho, thu mua, lập kế hoạch danh mục, phân tích dinh dưỡng và phân phối kho.

Thăng chức tám lần trong hai năm

Cuối cùng, William đã tìm được công việc dán nhãn hiệu lên các thùng sơn tại tầng hầm của công ty sơn Glidden. Cậu bé đã sắp xếp gọn gàng phòng dán nhãn và giúp Glidden trở thành hệ thống máy tính đầu tiên của công ty. Triết lý làm việc của cậu bé là: “Là người đầu tiên có mặt tại tầng hầm, là người cuối cùng rời khỏi tầng hầm”. Trong hai năm, Glidden đã thăng chức cho Williamson tám lần.

Sau đó Williamson tiếp tục tham gia làm việc cho hai công ty sơn khác. Khi đã trở thành một chuyên gia về sơn, Williamson bắt đầu làm việc trong tầng hầm của ông để tự phát triển một công thức tốt hơn theo sở thích của ông: nghệ thuật sơn airbrush. “Tôi đã vay 1.000 đô la Mỹ bằng thẻ visa và đã mua một loạt các loại hóa chất và tạo ra nhiều kiểu sơn khác nhau. Tại triển lãm, các họa sĩ kéo tới gian hàng trưng bày của ông để mua sơn mà ông đã sáng tạo ra, gọi là sơn Polytranspar.

Ông đã biến thành công bước đầu này thành một số các ngành kinh doanh khác: một tạp chí cho các họa sĩ, các cuốn sách về bí quyết, một nhà sản xuất chuyên cung cấp sơn cho các họa sĩ, và ngành kinh doanh đặt hàng bằng thư, vừa phát triển ông vừa tự học thêm. Khi việc kinh doanh lớn dần, ông cần các công cụ của tổ chức. Đó là vào đầu những năm 1980, và ông đã nhận ra rằng ông cần các hệ thống cho nhà kho, kiểm soát nhà kho, và quản lý chuỗi cung cấp. Williamson nói: “Lúc đó bạn không thể mua được phần mềm, vì vậy tôi đã thuê hai nhà lập trình và chúng tôi đã viết phần mềm cho các công ty khác nhau”.

Khôi phục từ phá sản

Tới năm 1986, khi đang bán được 6 nghìn danh mục liên quan tới nghệ thuật ra thị trường, thì cũng là lúc Williamson chuẩn bị để công ty có đợt phát hành cổ phiếu lần đầu tiên. Nhưng trong suốt giai đoạn kiểm toán cho lần phát hành cổ phiếu đầu tiên này, ông đã phát hiện ra một kế toán đang biển thủ tiền của công ty. “Chúng tôi đã phải đấu tranh quyết liệt để vượt qua giai đoạn khó khăn này”.

Nhưng ông đã bị thuyết phục rằng ông có thể phục hồi. Williamson đã hối thúc người chủ nợ không đệ đơn ra tòa, việc đó sẽ buộc ông phải bán tống bán tháo công ty. “Hàng tuần, tôi viết thư cho họ và nói cho họ biết chuyện gì đang xảy ra, và chúng tôi đã từng bước dần tái xây dựng công ty”.

Tập trung vào quán ăn phục vụ trong trường học

Sau khi hồi phục, ông đã bán hết toàn bộ phần kinh doanh trước đây của mình, và vào năm 1992, ông đã thành lập lên Horizon. Công ty được xây dựng dựa trên phần mềm back-office mà William đã dành nhiều năm phát triển cho riêng ngành kinh doanh của ông. Ông cho biết: “Chúng tôi đã viết một hệ thống cho ngành kinh doanh đặt hàng bằng thư, chúng tôi đã viết phần mềm cho công ty sản xuất của chúng tôi, một hệ thống cho ngành kinh doanh bán lẻ. Chúng tôi không bán chúng cho bất kỳ ai. Chúng tôi chỉ tự viết ra cho mục đích sử dụng riêng của chúng tôi”.

Công ty tập trung và hệ thống quán ăn phục vụ trong trường học khi Williamson thấy rằng không ai viết phần mềm back–office cho thị trường này. Ông nhanh chóng bán chúng cho các tổ chức khác như bệnh viện, bệnh xá, trường đại học, các căn cứ quân sự. Gần đây Horizon đã dành được hợp đồng cho hệ thống các trường công tại Los Angeles, là hệ thống lớn thứ hai trên toàn quốc.

Con trai của Williamson, Michael nói rằng cha anh thành công vì ông đã biết cách nhảy vào các thời cơ mà vận may đã để lộ. “Bạn sẽ không bao giờ nghĩ rằng bạn sẽ tập trung vào kinh doanh phần mềm cho dịch vụ thực phẩm khi chúng tôi khởi tạo Horizon, nhưng hướng đi sẽ dẫn chúng ta tới đó và chúng ta tận dụng cơ hội này.

Hiện nay Williamson đã là chủ tịch của hãng Horizon nổi tiếng ở Atlanta. Công ty sở hữu doanh thu 26 triệu đô la năm 2007 và ông dự kiến sẽ tăng lên 32 triệu đô la trong năm nay. Nhưng Williamson vẫn nói rằng: “Tôi là người đầu tiên ở đó và là người cuối cùng ra về”. Và ông cho rằng thành công kinh doanh của ông là vì ông đã “cải tà quy chính”. “Tôi luôn cố gắng thành thật và thẳng thắn, không dối trá và không lừa gạt ai”.

Làm việc chăm chỉ chắc chắn vẫn là một phần không thể thiếu trong lối sống của Williamson. Ông nhớ lại những năm tháng làm việc 20 giờ một ngày và nói rằng cho tới nay ông vẫn chỉ ngủ khoảng 4-5 tiếng một đêm. Nhưng cơ hội đã hướng ông tới thành công này: một tai nạn xe hơi đã lôi ông bật ra khỏi cuộc sống tiêu cực, một công thức sơn mới trở nên thành công rực rỡ và những tiềm năng của ngành công nghiệp phần mềm đang đâm chồi.

Theo Theo Business week

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *