Khởi nghiệp ở nước ngoài: Câu chuyện anh em Duy và Tâm xuất hiện trên tờ Chunichi của Nhật Bản như một động lực cho những người trẻ có ý định khởi nghiệp.
Người ta nói rằng xã hội Nhật Bản đang ngày càng già đi. Năm 2014, có tới 1/4 trong tổng số dân (127 triệu người) của Nhật ở tuổi từ 65 trở lên. Ước tính tới năm 2060, tỉ lệ này sẽ chiếm tới 40%. Cho dù là nước hiện đại bậc nhất châu Á và là nền kinh tế lớn thứ 3 (có nguồn ghi là thứ 4 sau khi Ấn Độ tăng GDP vượt qua mặt Nhật), Nhật Bản vẫn giữ một nền văn hóa tôn ti trật tự nghiêm khắc. Họ nệ cổ và ưu tiên số 1 cho người nhiều tuổi.
Trong bảng xếp hạng Global Entrepreneurship Monitor 2012 (một cuộc khảo sát xếp hạng hoạt động doanh nhân ở 24 nước phát triển), Nhật Bản đứng cuối bảng về môi trường kinh doanh cho người khởi nghiệp.
Chuyện khởi nghiệp của giới trẻ Nhật Bản trên quê hương mình đã vô cùng khó khăn, vậy người Việt Nam làm thế nào để có thể kinh doanh và khởi nghiệp trên nước bạn?
Khởi nghiệp ở nước ngoài: Nhà báo Lại Văn Sâm đã có cuộc gặp gỡ với chủ tiệm bánh mì “Xin chào” tại Nhật Bản
Bùi Thanh Duy (1986) và Bùi Thanh Tâm (1991) là hai em đã khởi nghiệp ban đầu khá thành công bên cạnh tiệm bánh mì Việt nằm trên con phố Waseda Dori ở khu Takadanobaba mang tên “Xin Chào”.
Được biết, Duy và Tâm vốn là du học sinh, học tập và làm việc ở Nhật đã được hơn 10 năm. Một ngày nọ, nhận ra rằng bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ doner kebab rất được yêu thích ở Nhật, trong khi đó bánh mì Việt Nam cũng rất ngon, thậm chí còn được từ điển oxford đưa vào danh sách, người em trai Bùi Thanh Duy liền nghĩ: vậy tại sao không thử đưa món bánh mì Việt Nam giới thiệu với người Nhật, bán trên đất Nhật?
Nơi ở của Thanh Tâm có rất nhiều người Việt sinh sống. “Người Nhật nhìn mặt ai thấy giống người Việt Nam là họ thường có câu chào như một câu cửa miệng: ‘Xin chào’ “, anh Tâm nói. Vậy là cửa tiệm bánh mì Duy Tâm ra đời với cái tên hết sức “Việt Nam” – Xin Chào.
Ý tưởng khởi nghiệp ở nước ngoài với Bánh mì “Xin chào” từ người em trai Bùi Thanh Tâm
Ban đầu khởi nghiệp, 2 anh em gặp phải vô số khó khăn. Để có đủ vốn mở tiệm, người anh trai là anh Bùi Thanh Duy đã sử dụng số tiền mừng cưới của gia đình, hai anh em phải huy động nguồn vốn từ gia đình cùng một khoản đóng góp của cộng đồng người Việt tại Nhật Bản. Nhưng đó chưa phải là tất cả, để có thể mở một cửa hàng kinh doanh tại Nhật Bản còn phải vượt qua khá nhiều khó khăn khác về thủ tục pháp lí, các đợt kiểm tra để có được chứng nhận của Hiệp hội An toàn vệ sinh thực phẩm Nhật Bản.
Một suất ăn tại tiệm “Xin chào” cho chính tay 2 ông chủ người Việt sản xuất
Mỗi chiếc bánh mì tại tiệm Xin Chào có giá khoảng 100.000 đồng. Theo chia sẻ của hai ông chủ trẻ, mỗi ngày, Xin Chào bán ra khoảng 100 – 200 suất bánh mì chưa kể đồ uống. Đối tượng khách của Xin Chào không chỉ có cộng đồng người Việt tại Nhật Bản và những người Nhật sống quanh khu vực ấy nữa, mà còn thu hút cả những du khách nước ngoài.
Câu chuyện khởi nghiệp ở nước ngoài của hai anh em Duy và Tâm đã xuất hiện trên tờ Chunichi
Câu chuyện của hai anh em Duy và Tâm đã xuất hiện trên tờ Chunichi – như một nguồn động lực cho giới trẻ Nhật Bản có ý định khởi nghiệp.
Sưu tầm
>> Bài viết hay về Khởi nghiệp
>> Khóa học Khởi nghiệp Kinh doanh