Tôi đã từng nói chuyện với rất nhiều người muốn bắt đầu một công việc kinh doanh vào “một ngày nào đó” trong tương lai. Tôi thường để ý tới những người nói kiểu “một ngày nào đó” xem những ai thực sự trở thành chủ doanh nghiệp, và những ai sẽ tiếp tục nói “giá mà” trong nhiều năm tiếp theo. Thật đáng ngạc nhiên, tính cách cá nhân không liên quan nhiều tới khả năng thực hiện thành công ước mơ khởi nghiệp, yếu tố chiếm vị trí quan trọng hàng đầu lại là mức độ “thân quen” của họ đối với công việc kinh doanh. Nghĩa là những người có thể hình dung cụ thể những gì họ sẽ làm khi điều hành doanh nghiệp sẽ có xu hướng thành công, còn những người vẫn tiếp tục nghĩ về khởi nghiệp như một cái gì đó đáng sợ, vất vả thường không làm gì cả. Do đó, nếu bạn ước mơ sau này trở thành một người chủ doanh nghiệp của chính mình, hãy mạnh dạn hơn nữa. Sau đây là 4 lời khuyên giúp bạn làm được điều đó.

1. Kết thêm nhiều bạn mới

3617954227_86c360ff9f

 

Một trong những cách tốt nhất để học tập kinh nghiệm của những doanh nhân là quen biết thật nhiều doanh nhân. Không nhất thiết phải là một doanh nhân lớn, nhưng ít nhất thì cũng phải là một người “tự làm thuê cho chính mình”. Để bắt đầu, hãy liên lạc với những người mà bạn cảm thấy phù hợp với tính cách, hoàn cảnh của bạn – nó sẽ giúp bạn nghĩ rằng “họ làm được thì mình cũng sẽ làm được”. Nhưng hãy đảm bảo rằng, bạn sẽ gặp thêm nhiều người như thế ở các lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Có rất nhiều kiểu doanh nhân khác nhau, và bạn nên trải nghiệm càng nhiều càng tốt. Nếu bạn không biết một doanh nhân nào, hãy nhờ một ai đó giới thiệu bạn. Hay bạn cũng có thể tham gia một số mạng xã hội như LinkedIn hoặc Facebook, chú ý đến những vấn đề mà họ đang thảo luận. Mời một số người mà bạn thấy hứng thú đi uống café và hỏi xem họ có thể giới thiệu bạn đến một số doanh nhân nào đó mà họ biết không.

2. Chọn hình mẫu để học tập

leap_with_faith_by_lemmewinks

Ngoài việc kết bạn, một việc cũng quan trọng không kém là chọn một hình mẫu mà bạn sẽ học theo. Bạn có thể không cần đi uống café với anh ấy/ cô ấy, nhưng bạn có thể học được rất nhiều bằng cách quan sát họ và công ty của họ từ xa. Hãy chọn một số công ty hoặc thương hiệu mà bạn thấy có hứng thú. Nếu có thể, hãy tìm hiểu về người lãnh đạo của công ty đó bằng nhiều cách – qua blog, Google Plus hay trang cá nhân trên Facebook. Hãy đọc những quyển sách mà họ viết, những cuộc họp báo mà họ thực hiện hay những cuộc phỏng vấn mà họ đã tham gia. Hãy tìm hiều về tính cách của họ, cách xây dựng, điều hành công ty, nhãn hiệu mà họ có. Cố gắng cập nhật những tin tức về những công ty đó và lưu ý đến những kinh nghiệm mà họ chia sẻ.

3. Trở thành khách hàng của các doanh nghiệp

startup-grow

Luôn có một lợi thế nhất định khi chúng ta tham gia vào một doanh nghiệp nhỏ với tư cách là một khách hàng. Là một khách hàng lâu năm thì sẽ có những kinh nghiệm đặc biệt. Chúng ta có thể chứng kiến và so sánh những thay đổi về sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp đó qua từng năm một cách rõ ràng và chi tiết nhất. Và có rất nhiều điều để học hỏi từ đó! Vì vậy, ngoài việc làm quen với các doanh nhân. Hãy suy nghĩ về các doanh nghiệp nhỏ mà bạn hiện đang tìm hiểu, hoặc mới bắt đầu cho ra mắt các sản phẩm bạn yêu thích. Bạn biết gì về chủ sở hữu hoặc những câu chuyện của họ? Mục tiêu của họ là gì và họ sẽ phát triển ra sao? Họ đã làm gì đó đáng nhớ, khác biệt, hoặc có một không hai? Suy nghĩ về những kinh nghiệm của bạn như là một khách hàng thực sự sẽ cung cấp cái nhìn sâu sắc cho về những dự định cho việc kinh doanh.

4. Đọc sách và nói chuyện về kinh doanh

A_startup

Đa số những người mơ ước khởi nghiệp đều có xu hướng phóng đại những gì họ cần phải biết. Họ bị ám ảnh bởi việc có quá nhiều kiến thức, kỹ năng cần học hỏi và có quá nhiều trắc trở cần phải vượt qua. Tuy nhiên, những khó khăn khi khởi nghiệp có thể không khó như bạn nghĩ, và bạn cũng không cần thiết phải có một tấm bằng MBA để có thể làm được điều đó. Hãy chọn ra cho mình những quyển sách dạy cách kinh doanh hữu hiệu và phù hợp nhất với bạn. Bên cạnh đó, hãy thường xuyên theo dõi những báo mạng về kinh doanh và khởi nghiệp để hiểu thêm về tình hình thị trường/lĩnh vực mà bạn quan tâm. Bạn sẽ thấy dần thấy công việc kinh doanh không hề khó hiểu như những gì bạn đã từng thấy. Bằng cách mở rộng các mối quan hệ, đọc nhiều hơn, tư duy như một doanh nhân nhiều hơn, bạn sẽ nhận ra rằng khởi nghiệp không phải là một điều gì đó to lớn và đáng sợ như bạn đã từng nghĩ. Và “một ngày nào đó” sẽ nhích dần hơn đến ngày hôm nay.

Nguồn: Báo Techinasia