Ươm tạo khởi nghiệp nổi lên như một công cụ phát triển kinh tế và xã hội vào đầu những năm 1980, ban đầu ở Hoa Kỳ và Châu Âu, sau đó lan rộng ra khắp thế giới.

Vườn ươm Công nghiệp Trẻ sơ sinh "trị giá 500.000 đô la mới của Toledo".Vườn ươm Công nghiệp Trẻ sơ sinh “trị giá 500.000 đô la mới của Toledo”.

Khái niệm chính thức về vườn ươm bắt nguồn từ Hoa Kỳ vào năm 1959 khi Joseph L. Mancuso mở Trung tâm Công nghiệp Batavia tại nhà kho Batavia, New York. 

Đến những năm 1980, vườn ươm bắt đầu lan sang Vương quốc Anh và Châu Âu thông qua nhiều hình thức liên quan khác nhau như trung tâm đổi mới, doanh nghiệp nhỏ, khu công nghệ/công viên khoa học.

Ngày nay, hoạt động ươm tạo không chỉ giới hạn ở các nước phát triển mà đang được triển khai rộng rãi ở các nước đang phát triển. 

Tại Việt Nam, môi trường này bắt đầu nở rộ vào năm 2015-2016 với những cái tên tiên phong như FPT, Vietnam Silicon Valley, Saigon High Tech Park Innovation Center, và gần đây là sự xuất hiện của những tân binh tiềm năng lớn như NINJA Accelerator và Nền tảng kết nối Đổi mới sáng tạo BambuUP.

Mô hình vườn ươm

Mô hình vườn ươm thường tập trung vào 5 nền tảng cốt lõi là: tài chính, điều kiện làm việc, đào tạo nhân lực, xúc tiến thương mại, tư vấn chuyên gia.Mô hình vườn ươm thường tập trung vào 5 nền tảng cốt lõi là: tài chính, điều kiện làm việc, đào tạo nhân lực, xúc tiến thương mại, tư vấn chuyên gia.

Ươm mầm có thể được hiểu là giai đoạn giữa của việc có một ý tưởng sáng tạo và biến ý tưởng thành hiện thực (sản phẩm, dịch vụ, nền tảng, mô hình kinh doanh, v.v.).

Các đơn vị hỗ trợ khởi nghiệp có những chương trình được thiết kế đặc biệt để giúp công ty khởi nghiệp trẻ đổi mới và phát triển. Họ thường cung cấp không gian làm việc, cố vấn, giáo dục và tiếp cận các nhà đầu tư cho các công ty khởi nghiệp hoặc doanh nhân.

Những nguồn lực này cho phép các công ty và ý tưởng hình thành trong khi hoạt động với chi phí thấp hơn trong giai đoạn đầu của quá trình ươm tạo doanh nghiệp.

Cơ sở ươm tạo doanh nghiệp được xem là công cụ xúc tác cho sự phát triển kinh tế khu vực hoặc quốc gia. 

Hình thức này được phân thành năm loại: tổ chức học thuật; các tập đoàn phát triển phi lợi nhuận; liên doanh phát triển; các công ty đầu tư mạo hiểm, và sự kết hợp của các công ty trên.

1. Các tổ chức học thuật

Đối tượng thường dành cho sinh viên đại học, được điều hành bởi các trường đại học hoặc có liên kết học thuật.

Một đơn vị đi tiên phong về việc cung cấp cho thị trường khởi nghiệp kinh doanh Việt Nam những chương trình đào tạo chất lượng và hệ thống hỗ trợ khởi nghiệp kinh doanh hiệu quả có thể kể đến là học viện đào tạo YUP.

YUP thường xuyên tổ chức những chương trình đào tạo & hỗ trợ khởi nghiệp kinh doanh có sự đo lường về kết quả đầu ra và không ngừng nỗ lực để giải quyết một cách linh hoạt những vấn đề hiện nay của môi trường khởi nghiệp kinh doanh tại Việt Nam.

2. Các tập đoàn phát triển phi lợi nhuận

Chương trình này có thể đặc biệt chấp nhận các công ty hướng tới phúc lợi công cộng sử dụng các cơ sở ươm tạo để kích thích phát triển kinh tế.

3. Liên doanh phát triển

Các chương trình này là một cơ hội đầu tư hoặc một cách để tài trợ cho các công ty con, phát triển công nghệ hoặc tìm kiếm quan hệ đối tác. 

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cùng các vị lãnh đạo Bộ, ngành thực hiện nghi lễ khai mạc Ngày hội Techfest Vietnam 2020.Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cùng các vị lãnh đạo Bộ, ngành thực hiện nghi lễ khai mạc Ngày hội Techfest Vietnam 2020.

Tại Việt Nam các chương trình này đang rất phổ biến và phát triển. Trong lĩnh vực công nghệ có sự xuất hiện của chương trình khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tiêu biểu như TECHFEST. 

TECHFEST năm 2021 hướng tới thúc đẩy giải pháp công nghệ của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, nền tảng đổi mới sáng tạo “mở” trong giải quyết vấn đề của xã hội trong bối cảnh Covid-19 và phục hồi nền kinh tế hậu Covid-19.

Nếu TECHFEST chỉ tập trung vào một mảng giải pháp công nghệ, thì Nền tảng đổi mới sáng tạo BambuUp là một hệ sinh thái tập trung vào hai nội dung chính là khởi nghiệp và sáng tạo, hướng tới sự kết nối đổi mới ”mở’’, toàn diện và đa chiều.

Nền tảng BambuUp sẽ là điểm kết nối mối quan hệ có ý nghĩa giữa đơn vị cung cấp giải pháp đổi mới sáng tạo và đơn vị tìm kiếm giải pháp đổi mới sáng tạo.

Cụ thể, đơn vị cung cấp ĐMST sẽ cung cấp ý tưởng, giải pháp đổi mới. Sau đó, ngoài việc cung cấp 5 yếu tố cơ bản như: tài chính, điều kiện làm việc, đào tạo nhân lực, xúc tiến thương mại, tư vấn chuyên gia. 

Nền tảng BamBuUp kết nối giữa đơn vị cung cấp ĐMST và đơn vị tìm kiếm giải pháp ĐMST.

Nền tảng BamBuUp kết nối giữa đơn vị cung cấp ĐMST và đơn vị tìm kiếm giải pháp ĐMST.

Nền tảng BambuUp còn đưa ra các dịch vụ về hoạt động kinh doanh, kỹ năng khởi nghiệp, khả năng R&D, đào tạo, tư vấn và kết nối với đơn vị tìm kiếm giải pháp đổi mới.

Vườn ươm BambuUp chính là cộng đồng mở, nơi khơi dậy tinh thần sáng tạo, khuyến khích khởi nghiệp.

4. Các công ty đầu tư mạo hiểm

Một số công ty đầu tư mạo hiểm thành lập các vườn ươm như một cơ hội đầu tư. Các cơ sở này có thể đầu tư vào các công ty khởi nghiệp để đổi lấy vốn chủ sở hữu hoặc cung cấp thêm vốn trong chương trình.

Xu hướng vườn ươm tại Việt Nam 

Vào năm 2019, Việt Nam có tỷ lệ khởi nghiệp cao thứ ba trong khu vực Đông Nam Á với sự xuất hiện của các chương trình tăng tốc, vườn ươm và coworking.

Các thành phố đang trở thành trung tâm đổi mới với tốc độ nhanh như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

Các lĩnh vực vườn ươm nổi bật hiện nay: Công nghệ, sáng tạo, giáo dục, Blockchain.

Vườn ươm Zone Startups là ví dụ điển hình cho các chương trình tăng tốc. 

Zone startup toàn cầu khởi động tại Việt Nam.

Zone Startups toàn cầu khởi động tại Việt Nam.

Chương trình cung cấp chiến lược và chiến thuật thực hành hướng dẫn cho các công ty khởi nghiệp đang tìm cách thúc đẩy thị trường xác nhận và thu hút khách hàng, cũng như cung cấp khả năng tiếp cận các nhà đầu tư, đối tác công ty và các cố vấn.

Sự tham gia của nhiều “nhà ươm mầm”

Nói đến sự phát triển và thành công của bất kỳ một vườn ươm nào không thể vắng bóng sự đóng góp của các “nhà ươm mầm”, vốn là các nhà sáng lập có kinh nghiệm trong khởi nghiệp về cả mặt lý thuyết lẫn thực tiễn. 

Tại Việt Nam nhiều cố vấn tiêu biểu tham gia thẩm định các cuộc thi khởi nghiệp như: GS. Phan Văn Trường, Shark Nguyễn Hòa Bình, Lê Diệp Kiều Trang – Chủ tịch điều hành kiêm Giám đốc tài chính tại Việt Nam của Avero đặc biệt là anh Tạ Minh Tuấn, người được biết đến là doanh nhân truyền cảm hứng mạnh mẽ cho phong trào khởi nghiệp. 

GS. Phan Văn Trường - thành viên sáng lập CLB Khởi nghiệp Nông nghiệp Việt Nam với gần 60.000 thành viên.

GS. Phan Văn Trường – thành viên sáng lập CLB Khởi nghiệp Nông nghiệp Việt Nam với gần 60.000 thành viên.

GS. Phan Văn Trường là thành viên trong Ban Thẩm định cuộc thi “Doanh nhân Phượng Hoàng” do Fibo Capital Việt Nam tổ chức.

Từ 1975 đến 2004, ông tham gia vào nhiều doanh nghiệp hàng đầu thế giới về tư vấn, kinh tế (SAMA METRA International), thiết bị giao thông và điện lực (Alstom), nước lọc và nước thải (Suer), dầu khí (WahSeong)… từ vị trí kỹ sư đến tổng giám đốc và chủ tịch.

Trở về nước, ông tham gia giảng dạy miễn phí tại các trường đại học nhằm giúp xây dựng cho giới trẻ Việt Nam một tư duy hệ thống. 

Ông còn là thành viên sáng lập CLB Khởi nghiệp Nông nghiệp Việt Nam với gần 60.000 thành viên.

Nguyễn Hòa Bình - Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Tập đoàn NextTech.

Nguyễn Hòa Bình – Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Tập đoàn NextTech.

Nguyễn Hòa Bình – Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Tập đoàn NextTech cũng là một trong những cố vấn nổi bật của các vườn ươm.

Ông thể hiện sự chia sẻ thấu cảm của mình với sự cô đơn và thiếu thốn trong giai đoạn khởi nghiệp, nên ông định vị mình như một người bạn “tri kỷ” của các startup Việt, với mong muốn đồng hành với các nhà sáng lập vượt qua khó khăn trên con đường đi đến thành công, với thời gian và chi phí tối ưu nhất.

Nếu nhắc đến “giáo dục chuyển hóa”, chúng ta có CEO Tạ Minh Tuấn. 

Ngoài vai trò doanh nhân, anh còn là nhà huấn luyện cao cấp cho nhiều doanh nghiệp lớn trong nước và quốc tế như Ngân hàng ANZ, Honda, Cô Gái Hà Lan, Shiseido,…

Tạ Minh Tuấn quan niệm rằng người Việt nên có cái nhìn nhân văn hơn đối với thất bại của người khác. Đừng chê bai họ. Hãy để họ làm.

Tạ Minh Tuấn quan niệm rằng người Việt nên có cái nhìn nhân văn hơn đối với thất bại của người khác. Đừng chê bai họ. Hãy để họ làm.

Anh cùng với triết lý giáo dục chuyển hóa đã đồng hành cùng nhiều nhà sáng lập chuyển doanh thu từ âm sang dương trong giai đoạn đại dịch COVID-19. 

Theo anh, trong kinh doanh không chỉ có kiến thức, kỹ năng hay công cụ mà nhất thiết phải chuyển hóa được con người. Một doanh nhân cần có một trái tim đối với doanh nghiệp, tạo nên những doanh nhân phẩm chất của thời đại 4.0.

Lý giải sự phát triển của vườn ươm khởi nghiệp

Đầu tiên, yếu tố thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới này là dân số trẻ. 

Với độ tuổi trung bình chỉ 30, công dân Việt Nam am hiểu công nghệ và hoạt động kỹ thuật số. 

Thứ hai, tỷ lệ kết nối internet cao và sự thâm nhập của thiết bị di động đang thúc đẩy thương mại điện tử và nhiệt huyết cho các công ty khởi nghiệp kỹ thuật số.

Thứ ba, mô hình vườn ươm đã thành công, và được áp dụng bởi các quốc gia khác nhau, bao gồm một môi trường hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tạo ra các dự án mới và thực hiện tăng trưởng tiềm năng và cho phép các doanh nghiệp đó tiếp cận với nhiều nguồn lực phát triển kinh doanh.

Cuối cùng bắt nguồn từ nhiều ý tưởng mới ra đời nhưng chưa đủ tiềm lực về kinh tế, tài chính , kinh nghiệm thực chiến nên cần có nôi để nuôi dưỡng.

Khởi nghiệp đang là con sóng lớn tại Việt Nam. 

Lĩnh vực này cũng được Chính phủ quan tâm khi 2016 được chọn là năm Quốc gia khởi nghiệp, nhằm thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp cho các doanh nghiệp và thế hệ trẻ. 

Việc này chứng tỏ một điều FPT đã thành công khi là đơn vị tiên phong trong phong trào start-up.

Nhìn lại lịch sử, trong mỗi giai đoạn phát triển, FPT đã thử nghiệm khởi nghiệp ở nhiều lĩnh vực khác nhau.

FPT chính thức có một “vườn ươm” những “mầm tiền” vào năm 2005. 

“Vườn ươm FPT” ra mắt với mục đích hỗ trợ cho các bạn trẻ có tài năng và quyết tâm lập nghiệp, tìm kiếm các cơ hội kinh doanh tiếp theo cho FPT.

Ba dự án đầu tiên của “Vườn ươm FPT” lúc bấy giờ là Dịch vụ truyền hình (FPT Media), Đào tạo (Trung tâm Nhật ngữ FPT Đông Du), m nhạc trực tuyến (FPT Music).

Cả ba dự án này đều có những thành công nhất định, là tiền đề để FPT thành lập FPT Japan, đơn vị đóng góp đến 50% doanh thu toàn cầu hóa hiện tại. 

FPT Music, tiền thân của nhacso.net, vẫn duy trì cho đến ngày nay. 

Ở phương tiện truyền thông, Vnexpress cũng là trang báo điện tử tiên phong lập riêng chuyên trang về startup.

Những doanh nghiệp sở hữu kênh truyền thông này là tiền đề tạo nên mảnh đất vườn ươm màu mỡ tại Việt Nam ngày nay.

Vừa qua, BambuUp cũng đã ra mắt báo cáo “Toàn cảnh Đổi mới sáng tạo mở Việt Nam 2021”. Đây là báo cáo đầu tiên cung cấp một bản đồ hệ sinh thái khởi nghiệp. 

Theo đó, báo cáo cung cấp bản đồ khởi nghiệp gồm 9 nhóm ngành nghề nổi bật: bán lẻ (Retail), công nghệ tài chính (Fintech), công nghệ giáo dục (Edutech), công nghệ chăm sóc sức khỏe (Healthtech), công nghệ tiếp thị và bán hàng (Martech & Salestech), phát triển bền vững (Sustainability), chuỗi cung ứng (Logistics), công nghệ nông nghiệp (Agtech & Foodtech), du lịch và lữ hành (Travel & Tourism).

Hồng Trâm – Trends Việt Nam

Xem bài viết gốc tại đây!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *