Những CEO giỏi là người có thể đưa doanh nghiệp phát triển và tăng trưởng bền vững. Liệu có một tiêu chuẩn nào đó cho những con người này?

Một doanh nghiệp muốn phát triển cần trải qua 2 giai đoạn cơ bản, kèm theo đó là những chiến lược phát triển phù hợp của CEO tương ứng với từng giai đoạn cụ thể.

nhung-duc-tinh-tao-nen-mot-ceo

Giai đoạn đầu: Doanh nghiệp bắt đầu hoạt động và sản phẩm chưa đến được tay khách hàng.

– Niềm đam mê: Một nhà lãnh đạo tài giỏi phải có niềm đam mê để thuyết phục mọi người tin tưởng tuyệt đối và tham gia xây dựng startup khi chưa có doanh thu. Chỉ có niềm đam mê cháy bỏng mới thúc đẩy những cá nhân khác bắt tay vào làm việc và tạo nên một công ty lớn hơn trong tương lai

– Bình tĩnh : Giai đoạn khi sản phẩm chưa mang lại doanh thu là giai đoạn khó khăn nhất. Lúc này, CEO phải đảm bảo tính ổn định của bộ máy làm việc cũng như cải thiện sản phẩm để phù hợp với thị trường. Sẽ có rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau và trái chiếu trong thời điểm này, đây chính là lúc CEO phải giữ được “cái đầu lạnh” để tổng hòa các ý kiến và lựa chọn chiến lược phù hợp nhất.

Giai đoạn 2: Doanh nghiệp bắt đầu có doanh thu từ sản phẩm

Ở giai đoạn này, CEO có thể không cần phải trực tiếp tham gia và các công việc cụ thể như ở giai đoạn đầu, nhưng thay vào đó, cần tập trung vào việc ổn định nhân sự và tầm nhìn phát triển dài hạn trong tương lai:

– Khiêm nhường: Đây là giai đoạn CEO cần đến những nhân lực chất lượng trong từng mảng cụ thể như phát triển sản phẩm, marketing, sales. Lúc này, người lãnh đạo sẽ phải chia sẻ quyền lực và nhường quyền quyết định cho họ trong những vấn đề chuyên môn. Khiêm nhường là một đức tính cần thiết giúp những cá tính mạnh trong một tập thể gắn kết với nhau hơn.

– Cởi mở: Doanh nghiệp lúc này đã có doanh thu và mọi thứ dần đi vào ổn định, việc giữ một thái độ cởi mở sẽ giúp nhà lãnh đạo xây dựng thêm các mối quan hệ bên ngoài, tìm thêm những cơ hội phát triển và xây dựng được nét văn hóa tích cực trong công ty

– Tầm nhìn dài hạn: Những nhà điều hành trong giai đoạn 2 cần phải gạt bớt gánh nặng công việc thường ngày và tập trung vào những việc to tát hơn như quan hệ với báo chí, đối tác, ngân hàng, nhà đầu tư v.v.. để tăng thêm nguồn lực đưa doanh nghiệp phát triển ổn định trong thời gian dài. Ngoài ra, cần phân tích thị trường thường xuyên và lên kế hoạch trước cho những thất bại có thể gặp phải trong tương lai.

ICTNews/Inc