The FinLab – một quỹ đầu tư chuyên dành cho các start-up FinTech (các ứng dụng về tài chính) của Singapore đang đánh giá cao về triển vọng của các dự án khởi nghiệp lĩnh vực công nghệ tài chính tại Việt Nam.

fintech

Đầu tháng 3/2017, 5 start-up FinTech là Trustpay, Tiền Cười, Micro Finance, iBox và mPOS đã tham gia trình bày ý tưởng trong sự kiện mang tên “Propelling your startup dream” do Ngân hàng UOB Việt Nam và Quỹ đầu tư The FinLab tổ chức. Ông Felix Tan – Giám đốc điều hành The FinLab cho biết, việc có đến 5 start-up về Fintech của Việt Nam tham gia vì các hồ sơ từ thị trường này đã bắt đầu gây được chú ý đến giới chuyên môn.

“Điểm khiến chúng tôi chú ý đến thị trường này một phần là vì những hồ sơ đăng ký thú vị mà chúng tôi đã nhận được”, ông Felix Tan nhận xét.

Sau sự kiện này, The FinLab triển khai tiếp chương trình The FinLab Cycle 2 để có thể “săn tìm” các dự án Fintech tiềm năng của Việt Nam và khắp châu Á. Chương trình được tổ chức với gói đầu tư dành cho dự án thắng cuộc lên đến 440.000 đôla Singapore, bao gồm 30.000 đôla Singapore tiền mặt và các hỗ trợ về phần mềm và văn phòng làm việc. Ông Felix Tan cho biết, ông không quên mời 5 start-up Việt đã tham gia chương trình đầu tháng để thử sức ở cuộc thi mới. Tuy nhiên, đến hiện tại, phía ban tổ chức vẫn chưa công bố đã có bao nhiêu dự án Fintech từ Việt Nam vào được top 30.

Trường hợp vào được top 30, các start-up sẽ thuyết trình tại Singapore để giành suất vào top 10, nơi họ được hướng dẫn bởi các chuyên gia, bao gồm các nhà phát triển phần mềm, giám đốc sản phẩm và chuyên viên ngân hàng cấp cao. Dự án cũng được hỗ trợ tiếp cận với các nhà đầu tư mạo hiểm, tham gia vào mạng lưới đối tác và mang sản phẩm của mình đến thị trường Đông Nam Á thông qua hệ sinh thái của The FinLab.

“Chúng tôi đã và đang theo dõi tiến độ phát triển của FinTech Việt Nam. FinTech ở đây đang chuẩn bị bước vào giai đoạn phát triển mạnh mẽ. Đó cũng chính là một trong các lý do khiến chúng tôi quyết định đặt chân tới Việt Nam”, ông Felix Tan chia sẻ.

Tuy nhiên, vị giám đốc này cũng thẳng thắn cho biết, các dự án FinTech Việt mà ông tiếp xúc cũng còn có một số hạn chế nhất định. Đánh giá cao nỗ lực thuyết trình bằng tiếng Anh của 5 dự án trong chương trình “Propelling your startup dream” nhưng ông Felix Tan nói rằng, cả 5 đều trình bày quá dài, vượt thời gian quy định. Quan trọng hơn, các dự án chưa thật sự biết cách gây ấn tượng với nhà đầu tư. Các thông tin quan trọng hầu như chỉ được nhắc làm nền. Chủ dự án chưa biết cách để nhà đầu tư tin rằng họ là chuyên gia trong lĩnh vực mà mình đang có giải pháp mới.

“FinTech Việt Nam đang trên đà phát triển. Tuy nhiên, theo chúng tôi nhận thấy, để vượt lên trên, các bạn cần cân nhắc đầu tư nghiêm túc vào marketing, nhằm đưa tên tuổi dự án đến khách hàng. Lúc này, các bạn sẽ đặt ngược lại câu hỏi, liệu kinh phí ở đâu ra? Với tình hình hiện nay, thị trường sẽ tự nhiên quyết định ai sống ai chết. Những ai sống sót sẽ có cơ hội phát triển hơn nữa trong tương lai”, ông Felix Tan kết luận.

Với một quốc gia hơn 90 triệu dân và đa phần là dân số trẻ, các chuyên gia dự đoán, Việt Nam sẽ có hơn 80% dân số sử dụng thẻ tín dụng vào 2020. Đây được cho là cơ hội lớn đối với các start-up FinTech Việt so với những quốc gia trong khu vực. Bên cạnh thế hệ đi trước và đã có thị phần nhất định, thời gian gần đây, thế hệ FinTech mới cũng đã có vài cái tên bắt đầu gây ấn tượng như: Money Lover, BankGo hay F88…

Sưu tầm

>> Bài viết hay về Khởi nghiệp

>> Khóa học Khởi nghiệp Kinh doanh

>> Khóa học Kích hoạt Năng lượng Thành công

>> Chương trình Tư vấn Doanh nghiệp

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *