Mới đây, tập đoàn Unilever đã mua lại hãng bán dao cạo râu Dollar Shave Club với giá 1 tỷ USD.
Michael Dubin, Founder Dollar Shave Club
Thương vụ này chứng minh không phải cứ sáng tạo sản phẩm mới là đem lại thành công cho các startup. Dù không tạo nên những ứng dụng độc đáo hay lập nên các thiết bị thông minh nào, hãng bán dao cạo râu với chiến lược bán trực tiếp cho khách hàng không qua trung gian đã chứng minh con đường làm giàu có nhiều cách.
Vậy làm sao một công ty nhỏ như Dollar Shave Club có thể thuyết phục gã khổng lồ Unilever bỏ 1 tỷ USD để đầu tư cho mảng kinh doanh của họ?
Câu trả lời vô cùng đơn giản: Internet.
Những tập đoàn lớn như Unilever thường cho rất lớn cho việc nghiên cứu và phát triển (R&D) sản phẩm cũng như thị trường, marketing và hệ thống phân phối. Nhờ đó hãng có thể xác định được các đối thủ tiềm năng và lập kế hoạch đối phó cũng như đi đúng hướng kinh doanh trong mảng hàng tiêu dùng.
Trong khi đó, Dollar Shave Club nhận ra rằng những chiếc dao cạo không cần phải cải tiến hay R&D gì nhiều bởi chúng quá đơn giản và đã đủ hữu dụng cho người dùng. Như vậy, startup này tập trung vào việc giảm chi phí marketing, phân phối hay tiếp cận thị trường thông qua Internet, như Youtube, mạng xã hội, hệ thống thương mại điện tử của Amazon…
Những công cụ kinh doanh này khá rẻ và có thể giúp Dollar Shave Club nhanh chóng tiếp cận thị trường cũng như chiếm lĩnh thị phần. Sáng lập vào năm 2011, Dollar Shave Club đã chiếm 15% thị phần dao cạo râu ở Mỹ theo số liệu của Thompson.
Bên cạnh đó, startup chỉ với 190 nhân viên này không hề sản xuất bất kỳ chiếc dao cạo râu nào mà thương thảo trực tiếp với khách hàng qua các trang thương mại điện tử, sau đó đặt hàng (outsource) cho bên thứ 3.
Chiến lược kinh doanh này khác hoàn toàn so với Gillette, thương hiệu dao cạo râu hàng đầu của P&G với 110.000 nhân viên và 18 nhà máy trên toàn thế giới. Rõ ràng, Dollar Shave Club có chi phí kinh doanh thấp hơn nhiều so với Gillette.
Hãng P&G đã từng cố gắng thay đổi chiến lược kinh doanh với thương hiệu Gillette Shave Club năm 2014 nhưng thất bại hoàn toàn. Số liệu của Euromonitor cho thấy thị phần của Gillette tại Mỹ đã giảm từ 71% năm 2010 xuống còn 59% năm ngoái.
Trong khi P&G tập trung phát triển dòng sản phẩm dao cạo râu nhiều lưỡi với giá thành đắt đỏ thì Dollar Shave Club lại tập trung bán những sản phẩm chỉ tốn 1-9 USD/tháng cho các đầu dao cạo thay thế và giao hàng tận nơi cho khách.
Dẫu vậy, việc mở rộng sản xuất kinh doanh đang khiến Dollar Shave Club rất cần tài chính. Trong khi Unilever lại đang muốn tham chiến trong mảng dao cạo râu. Kết quả là thương vụ trên ra đời.
Hơn nữa, trong khi hãng P&G ngập ngừng xem xét đấu thầu mua lại Dollar Shave Club vì không muốn từ bỏ mô hình kinh doanh truyền thống, tập đoàn Unilever lại mạnh dạn ngỏ ý đầu tư cho Dollar Shave Club và thử hướng đi mới trong ngành hàng tiêu dùng.
Thương vụ giữa Unilever và Dollar Shave Club được dự kiến sẽ hoàn tất thủ tục vào quý III năm nay.Theo Unilever, doanh thu của Dollar Shave Club năm 2015 là 152 triệu USD và dự kiến con số này sẽ vượt 200 triệu USD trong năm nay.
Sưu tầm
>> Bài viết hay về Khởi nghiệp
>> Khóa học Khởi nghiệp Kinh doanh
>> Chương trình Tư vấn Doanh nghiệp