Suy cho cùng, những người nông dân chính là những doanh nhân ở đẳng cấp cao hơn cả. Không ngừng đổi mới, phát triển doanh nghiệp dù không thể tự quyết định mọi thứ, chịu trách nhiệm cho mọi khâu từ gieo hạt đến thu hoạch, vận chuyển… Người trẻ khởi nghiệp chắc chắn phải học hỏi họ rất nhiều, chí ít là với những gạch đầu dòng sau đây.
“Đừng bao giờ thách thức người nông dân” là câu ngạn ngữ xưa tôn vinh sức mạnh ý chí của người nông dân. Câu nói này có ý nghĩa sâu xa rằng những người nông dân luôn có ý chí kiên cường, mạnh mẽ khi phải đương đầu với muôn vàn khó khăn trong công việc đồng áng.
Người nông dân phải chiến đấu hàng trăm lí do chủ quan lẫn khách quan, cả những yếu tố có thể kiểm soát và không thể kiểm soát. Lợi nhuận phụ thuộc giá trị sản phẩm trên thị trường, sản phẩm làm ra lại phụ thuộc vào thời tiết và những yếu tố khác như đất trồng, sâu bệnh…
Suy cho cùng, những người nông dân chính là những doanh nhân ở đẳng cấp cao hơn cả. Không ngừng đổi mới, phát triển doanh nghiệp dù không thể tự quyết định mọi thứ, chịu trách nhiệm cho mọi khâu từ gieo hạt đến thu hoạch, vận chuyển. Những người khởi nghiệp chắc chắn phải học hỏi họ rất nhiều, chí ít là với những gạch đầu dòng sau đây:
Xác định nhiệm vụ
Khó khăn trong việc lựa chọn một mục tiêu là điều luôn xảy ra đối với những doanh nhân bước đầu khởi nghiệp. Người nông dân cũng vậy. Người nông dân cũng phải lựa chọn những hướng phát triển phù hợp với tình hình xã hội.
Khi dân số phát triển, việc tăng sản lượng thu hoạch trên miếng đất của họ trở nên rất quan trọng. Vì vậy, mà hàng loạt sáng kiến như trồng cây theo phương thẳng đứng, hay nuôi trồng kết hợp ra đời để giải quyết vấn đề đó.
Nghiên cứu càng kĩ, càng dễ thành công
Đó là câu nói của Larry Ellison, một ông trùm tư bản người Mỹ, đồng sáng lập và đang là CEO của tập đoàn Oracle, chuyên về phần mềm quản trị. Từng đứng top 5 người giàu nhất thế giới năm 2012 theo tạp chí Forbes.
Phân tích dữ liệu là một chìa khóa dẫn đến thành công. Theo thống kê của FBN, các nông dân ở nước Mỹ nghiên cứu thị trường từ hơn 4 triệu thông tin mỗi năm. Những người thường xuyên nghiên cứu thông tin đạt được hiệu quả trong năng suất hơn 10% so với những người khác.
Dù là người nông dân hay doanh nhân, chúng ta phải hiểu được vấn đề trước khi đưa ra quyết định, đó là yếu tố quan trọng để bản thân tự tin đi tới thành công.
Một cái bắt tay hay chỉ 1 câu nói cũng rất giá trị
Trong xã hội đang có quá nhiều sự tranh chấp hiện nay, những người khởi nghiệp nên để ý cả những cử chỉ nhỏ nhặt nhất. Đừng tưởng rằng những bản hợp đồng bằng giấy có chữ kí của hợp pháp của 2 bên mới là thứ quan trọng. Thực tế, danh tiếng và địa vị của bạn dựa vào rất nhiều yếu tố, kể cả những yếu tố không tốn giấy, mực.
Tương tự như người nông dân luôn trao đổi và làm hợp đồng “mồm” hay chỉ đồng ý thông qua những cái bắt tay với đối tác, mọi nguyên tắc được hình thành dựa trên sự tin tưởng nhau. Những lời nói trong kinh doanh đôi khi cũng là “vật báu” mà chúng ta phải trân trọng.
Gieo nhân nào, gặt quả ấy
Điều tiếp theo các bạn trẻ phải để ý có thể hiểu theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.
Thứ nhất, lựa chọn mục đích kinh doanh phù hợp để có thể kiểm soát mọi thứ đúng hướng. Tương tự như người nông dân nếu đã lựa chọn trồng cây ăn quả thì phải sử dụng các loại thuốc, phân bón cho phù hợp với từng loại cây.
Hơn nữa, việc chúng ta xây dựng hình thức kinh doanh sẽ hướng về lâu dài nên không cẩu thả đưa ra những quyết định giải quyết vấn đề tức thời. Giống như những người nông dân, chỉ vì không chịu nổi cảnh sâu bệnh mà sử dụng quá nhiều thuốc trừ sâu và phân bón diệt sâu, rất có thể sẽ hư hỏng toàn bộ đất trồng. Kết quả là chỉ thu hoạch được duy nhất một mùa vụ vì đất trồng đã hoàn toàn bị hủy hoại bởi các chất hóa học.
Tập trung hết sức vào những gì có thể làm
Hãy tập trung hết sức có thể khi bắt tay vào một công việc, đặc biệt là tập trung vào những thứ chúng ta có thể tính toán, điều khiển được.
Ví dụ như giai đoạn lên kế hoạch và cách thực hiện. Dù đứng ở vị trí là một doanh nhân hay người nông dân, chúng ta đều không thể kiểm soát được những vấn đề đến từ yếu tố khách quan như thời tiết, thị hiếu người dùng, giá cả tăng giảm của thị trường…
Do đó, chúng ta nên giành phần lớn thời gian để tập trung xử lí những phương án, kế hoạch kinh doanh. Hình thành phương án A, B thậm chí là C cho con đường kinh doanh của mình, tính toán đầy đủ những nguy cơ có thể xảy ra và đề ra phương án giải quyết từ trước.
Càng lập kế hoạch kĩ càng, chúng ta càng dễ tìm ra những sai sót, sơ hở trong việc kinh doanh, từ đó giảm thiểu tối đa rủi ro xảy đến từ những yếu tố chủ quan. Đây được xem là yếu tố quan trọng nhất trong hành trình kinh doanh của mỗi người.
Ý tưởng tuyệt vời nhưng vẫn cần tập trung cao độ
Rất nhiều người nghĩ rằng ý tưởng của mình là đã rất hoàn hảo nên thường chủ quan để mọi thứ “trôi” tự nhiên và chờ đợi thành công. Điều đó thực sự rất sai lầm.
Một ý tưởng kinh doanh tuyệt vời không phải đã là một thành công nếu như chúng ta không thực sự bắt tay vào phát triển nó. Điều này cũng xảy ra với những người nông dân. Nếu họ đã có trong tay một giống cây tốt nhưng lại không biết cách tận dụng và chăm sóc chúng, hạt giống đó sẽ chỉ phát triển một cách “bình thường đến mức tầm thường”.
Không ngừng đổi mới tư duy, phát triển suy nghĩ
Nhiều người nghĩ rằng những người nông dân luôn đi theo những lối mòn suy nghĩ để tiếp tục công việc trồng trọt theo một khuôn khổ từ mùa vụ này sang mùa vụ khác.
Nhưng thực chất, họ luôn cố gắng thay đổi suy nghĩ, tìm ra những cách tốt hơn nữa cho công việc canh tác của mình. Với những doanh nhân trong thời điểm cạnh tranh nảy lửa như hiện nay, suy nghĩ đó chắc chắn phải được đặt lên hàng đầu nếu như không muốn tụt lại phía sau trong những cuộc đua.
Sưu tầm
>> Bài viết hay về Khởi nghiệp
>> Khóa học Khởi nghiệp Kinh doanh