Sau 5 tháng đấu giá ròng rã, hôm 25/7 vừa qua hãng viễn thông Verizon đã đồng ý mua lại những mảng kinh doanh chính của Yahoo! với giá 4,83 tỷ USD.
Yahoo! Một câu chuyện thần thoại tại thung lũng Silicon
Cho đến giờ, câu chuyện về Yahoo cái thủa ban sơ vẫn là thần thoại tại thung lũng Silicon. Năm 1994, hai cậu sinh viên trẻ tuổi mới tốt nghiệp trường ĐH Stanford: Yang – một người nhập cư gốc Đài Loan tốt nghiệp ngành toán học và Filo – một nhà lập trình khá kín tiếng đến từ Louisiana đã tạo nên một bộ hướng dẫn về những đường link gọi là “Cẩm nang của Jerry và David về web toàn cầu”. Đó là một bản sơ đồ viết tay dẫn đến thứ sau này chính là không gian số và đặc biệt là những người lướt mạng thích điều đó.
Với trợ giúp của từ điển, hai người đã thống nhất cái tên Yahoo bằng cách viết tắt các chữ đầu của “Yet Another Hierarchical Officious Oracle” (Một lời khuyên khác về trật tự không chính thức). Tuy nhiên David và Jerry kiên quyết chọn tên này không hẳn là do cụm từ dài dòng kia mà bởi vì các chữ cái đầu của cụm từ dài dòng đó ghép lại được thành từ Yahoo, một từ tiếng Anh mang nghĩa “hoang sơ”.
Yahoo! đã tạo ra những ứng dụng và dịch vụ được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới như ứng dụng chat Yahoo! Messenger trên máy tính, dịch vụ thư điện tử Yahoo! Mail, Yahoo! Search, Yahoo! 360°, Flickr sở hữu kho lưu trữ ảnh khổng lồ,. Khi đó, gã khổng lồ Yahoo! có giá trị lên đến khoảng 40 tỷ.
Năm 1995, Seuoia Capital rót vốn vào Yahoo!, nhà đầu tư này cũng đem đến một CEO mới chính là cựu giám đốc điều hành của Motorola – Tim Koogle. Điều này cũng đồng nghĩa với việc người nắm quyền hành lèo lái Yahoo lớn nhất không phải là 2 cậu sinh viên mới tốt nghiệp nữa mà là một vị giám đốc dạn dày kinh nghiệm trinh chiến trên thị trường.
Đáng lẽ phải bước sang một bên, tuy nhiên Filo và Yang vẫn tham gia mật thiết vào hoạt động của công ty. Khi đó Filo là lãnh đạo công nghệ – người đã viết ra công cụ tìm kiếm của Yahoo đầu tiên đồng thời cũng đưa ra rất nhiều quyết định về kiến trúc kỹ thuật nền tảng. Yang thì tham gia nhiều vào những quyết định chiến lược và cũng là chất xúc tác đưa Koogle ra khỏi chiếc ghế CEO, thay vào đó là Terry Semel – đồng CEO Warner Brothers trong thời gian dài.
Semel đến Yahoo lại mang theo một nhóm giám đốc truyền thông địa phương – những cái tên hiện nay khá quen thuộc ở thung lũng Silicon như Jeff Weiner, CEO LinkedIn và Dan Rosensweig, CEO dịch vụ bán lẻ sách giáo khoa Chegg. Động thái này đã khiến cho Yahoo trở nên đa nhân cách và cũng chính là nguyên nhân hình thành cho câu hỏi bấy lâu nay vẫn tranh cãi: Liệu Yahoo là một công ty công nghệ hay công ty truyền thông?
Trong khi Yahoo! vẫn còn đang trông đợi vào ngành kinh doanh truyền thông, Jeff Bezos của Amazon lại mở rộng chuỗi bán lẻ trực tuyến không có lợi nhuận, chấp nhận cổ phiếu của công ty có giá trị chỉ như một tờ giấy lộn và cắt giảm công nhân, để cuối cùng lập nên một ngành kinh doanh khác hoàn toàn gọi là dịch vụ Web Amazon. Còn về phần Google, Larry Page và Sergey Brin đưa Eric Schmidt về làm CEO, nhưng cả 3 người này lại sở hữu vai trò như một bộ ba bình đẳng và tạo được đột phá.
Cái kết ngậm ngùi cho huyền thoại Yahoo!
Trong suốt những năm 2000, sai lầm lớn nhất của Yahoo đó là sự thất bại về ý chí. Năm 2002, Yahoo đã từng có cơ hội thâu tóm Google, nhưng Tổng giám đốc Yahoo lúc đó, ông Terry Semel, đã bỏ qua cơ hội mua Google với mức giá 5 tỷ USD sau nhiều tháng đàm phán. Sau đó đến năm 2006, Yahoo! cũng đã tiến sát đến với thương vụ mua lại Facebook, nhưng sau khi báo cáo thất vọng của Yahoo! được công bố, Semel đã hạ mức giá đề nghị từ 1 tỷ xuống còn 850 triệu đã khiến Mark Zuckerberg giận dữ và từ chối lời đề nghị này.
Có thể thấy, những quyết định mua lại lúc đó là khá rủi ro đối với Yahoo!. Tuy nhiên, khả năng chấp nhận rủi ro là điều cơ bản để một công ty công nghệ có thể sống sót. Chính vì vậy, quyền lực tập trung trong tay những người sáng lập là nhân tố quan trọng để có khả năng này.
Yang trở lại nắm quyền CEO Yahoo! năm 2007 nhưng anh quá “hiền” và quá thiếu tự tin để đưa ra những quyết định khó khăn. Đáng lẽ ra, anh đã phải sa thải một số nhân viên, đưa công ty tập trung nhiều hơn công nghệ và sự xuất hiện của xu hướng smartphone. Yang cũng chính là người đã viết nên sai lầm lớn nhất của Yahoo!, bỏ lỡ cơ hội đàm phán sáp nhập với Microsoft năm 2008 – một nỗ lực được thực hiện bởi CEO Microsoft Steve Ballmer để cạnh tranh với Goolge. Lại một lần nữa, vị CEO của Yahoo! đã không đủ nhanh nhạy và dứt khoát.
Năm 2012, Yang rời khỏi ban lãnh đạo công ty sau quyết định tai hại của anh về việc thuê Scott Thompson của PayPal làm CEO và ngay sau đó phải sa thải khi phát hiện ra người này đã nói dối trong hồ sơ ứng tuyển của mình. Filo vẫn trung thành với công ty. Anh tham gia vào hội đồng quản trị sau khi Mayer trở thành người tiếp quản.
Những sai lầm lớn trong quá khứ đã khiến Mayer không thể khắc phục được. Và một cái kết ngậm ngùi cho Yahoo! khi được hãng viễn Verizon mua lại với giá 4,83 tỷ USD.
Sưu tầm
Có thể bạn quan tâm các bài viết hay khác: click vào đây