Đây là minh chứng không thể sống động hơn cho thấy, những người làm tại các công ty lớn không đảm bảo cho việc khởi nghiệp thành công. Bài đã được báo vnexpress đăng và chia sẻ bởi khác nhiều bạn trên facebook, mình không có ý sẽ kể lại câu chuyện trên, nhưng ngẫm thấy có những bài học rất quý báu mà chúng ta có thể để ý cho riêng mình.
Anh Lê Quốc Kiên, người rất dũng cảm chia sẻ kinh nghiệm Khởi nghiệp của cá nhân mình để làm bài học cho những ngươi đi sau. Mình thật sự cảm ơn và cảm phục anh. Chúng ta hãy xem qua bối cảnh của anh:
- Làm tư vấn chiến lược và truyền thông
- Mức lương: 20 triệu mỗi tháng
- Có 1 khoản thu nhập thụ động 30 triệu
Bài học 1: “Tôi không cam tâm”
Ý tưởng kinh doanh đến với anh từ vợ mình và nếu bạn để ý, cảm xúc của anh khi đứng trước cơ hội kinh doanh khởi nghiệp có phần giống với những gì mình đã chia sẻ ở bài “Sự thật về Khởi nghiệp – Những chuyện giờ mới kể”.
Mình thường gọi nó là cảm xúc “Tôi chưa làm tôi không cam tâm”
Bài học rút ra: Khi đứng trước một cơ hội, hãy dành ra 1-3 ngày để “tiêu hóa” hết những cảm xúc hưng phấn của bản thân.
Lý do? Ý tưởng ban đầu luôn là màu hồng và mang lại nhiều phấn khích nhưng quyết định được dẫn dắt bởi cảm xúc thường hết 90% là cạm bẫy.
Bài học 2: Khởi nghiệp vì thấy sản phẩm tương lai có sẵn thị trường “người thân quen”
Cũng như mình đã có nói trong Phần mở đầu của loạt bài Sự thật Khởi nghiệp.
“Đường dài mới biết ngựa hay” – ông bà ta đã dạy, thành công sẽ đến với đẳng cấp thực sự, đến với sự kiên trì. Còn Fred Wilson cũng khẳng định trong câu nói trên, những chú ngựa hay chính là những doanh nghiệp làm ăn hiệu quả, chân chính, dựa trên Năng Lực Thực thay vì hình thức, địa vị hay các mối quan hệ ngắn ngủi vụ lợi.
Đã bao nhiêu lần, bạn được nghe về một cơ hội làm ăn rất “ngon”. Trong tư duy của bạn, lúc đó, đã nói gì với bạn?
Có phải nó đã la lớn lên rằng, “tôi biết bà Tám đầu ngõ cũng đang có nhu cầu, chú Ba lần trước nói chuyện cũng có nói cần dịch vụ này…vậy là nếu bắt đầu tôi đã có hai khách hang rồi…tuyệt! Chiến thôi”.
Một công tác nghiên cứu thị trường là cực kỳ quan trọng và cần thiết.
Bài học rút ra: Nghiên cứu thị trường thì luôn cần phải đi kèm với các con số. Ở module “Quản trị chiến lược” của thầy Lý Trường Chiến tại YUP! Institute, chúng mình có một khái niệm được xem là công thức thành công cho việc này.
Đăng ký miễn phí khóa hội thảo UNLIMITED SUCCESS
…và bây giờ chúng ta xem đến giai đoạn anh Kiên “thực sự ra thị trường”
Bài học 3: Quy tắc số 5 trong “KHỞI NGHIỆP THÔNG MINH”
(được chia sẻ tại seminar YUP: ThanhcongKhongGioiHan.Com)
3 Lần Khởi nghiệp
- Lần 1: chi phí hằng tháng 11 triệu
- Lần 2: chi phí hằng tháng 22 triệu
- Lần 3: chi phí hằng tháng 93 triệu
Câu hỏi đặt ra là: Cơ sở nào cho niềm tin thành công khi mà cách làm là không khác đi (anh chỉ cải tiến sản phẩm, không thấy anh Kiên đề cập về quản lý và tối ưu chi phí) nhưng đầu tư sau mỗi lần lại lớn hơn hẳn so với lần trước?
Bài học rút ra: Người Israel có câu nói rất hay cho thấy góc nhìn của họ về doanh nghiệp “Đó là doanh nghiệp của anh, đáng lý phải mang tới lợi nhuận, nếu không có cơ sở cho niềm tin, tại sao anh không bỏ nó đi? Đó đâu phải là vợ hay cha mẹ anh?” Hãy tỉnh táo và rất lý trí đặc biệt với vấn đề Khởi nghiệp & đầu tư
Ngay cả giám đốc công ty, người mà tôi coi như thầy, rất hiểu tôi cũng đặt câu hỏi vì sao không biết gì về ẩm thực mà lại dám làm quán ăn?
Việc này cũng hơi trái với Building block số 6 mà mình đã chia sẻ để xác định sản phẩm / dịch vụ của bạn có phù hợp hay không! – Đọc thêm bài “6 Building block giúp nhận biết ý tưởng khởi nghiệp của bạn là PHÙ HỢP?”
Bài học rút ra: Hãy bắt đầu với những gì quen thuộc với bạn trước tiên.
Hơn thế nữa, việc vừa mới bắt đầu ở một thị trường lạ lẫm, chưa có kinh nghiệm hay kiến thức về “chuyên môn” trong ngành nhưng cả 3 lần anh Kiên khởi sự số lượng bếp và nhân sự đội chi phí lên mức 8 con số!
Bài học rút ra: “Think big, start small, roll out fast”TM.
Khi đọc tiếp những chia sẻ của anh, mình nhận thấy anh luôn nhắc tới vấn đề quản lý: chưa tối đa hóa năng suất nhân viên, chưa tăng năng suất sử dụng mặt bằng, không thể quản lý tốt cùng lúc hai điểm bán.
Quả thực, phần lớn các doanh nghiệp Khởi nghiệp của ta đều thiếu “tư duy đúng – right mindset” đối với vấn đề quản trị. Năng lực quản trị của người lãnh đạo doanh nghiệp chính là ngưỡng trên cho sự phát triển của doanh nghiệp đó!
“Nếu muốn doanh nghiệp của mình phát triển đến điểm 8, thì năng lực của người lãnh đạo phải ở điểm 8.5 trở lên. Hãy chú ý nâng cao năng lực quản trị của mình”
— lời doanh nhân diễn giả Tạ Minh Tuấn.
Nâng cao khả năng THÀNH CÔNG của bạn cùng UNLIMITED SUCCESS