Trong phiên tọa đàm “Nghĩ quốc tế – Làm quốc gia” diễn ra chiều 2-12 tại Diễn đàn Lãnh đạo trẻ Việt Nam 2016, câu hỏi startup Việt nên chọn đi ra toàn cầu trước rồi quay lại nội địa hay ngược lại đã được đặt ra. 

lua-chon

Với Công ty cổ phần Thực phẩm Gia đình Anco (Anco), chuyên về bánh gạo và xúc xích tiệt trùng, đơn vị này chọn phát triển thị trường nội địa như một bước đệm trước khi đi ra nước ngoài. Lý do, như ông Hứa Cao Trí – CEO Anco chia sẻ, công ty hiểu được nhu cầu thị trường nội địa và chinh phục thị trường nội địa là bước đi đầu tiên để tích lũy trước khi mở rộng ra nước ngoài.

Ngoài ra, theo ông Trí, thị trường nội địa sẽ là chiếc phao an toàn cho doanh nghiệp nương tựa khi thị trường thế giới biến động, bất ổn.

Nếu như Anco có sự phân biệt trước sau giữa hai thị trường thì VnTrip – công ty cung cấp dịch vụ đặt phòng khách sạn trực tuyến lại gần như tiến hành hai việc song song. Là một nền tảng đặt phòng với khách hàng ở khắp nơi, VnTrip đã ký kết hợp tác chiến lược với Booking.com – một trang đặt phòng khách sạn trực tuyến có quy mô toàn cầu để khách hàng Việt có thể đặt phòng quốc tế và ngược lại.

Phát biểu tại diễn đàn, ông Lê Đắc Lâm – CEO Vntrip chia sẻ, với một startupnhư Vntrip, việc chiến thắng tại thị trường nội địa là điều cần thiết, và để đạt được điều này, bạn phải tham gia trò chơi toàn cầu để hội nhập, học hỏi, và hợp tác.

Bên cạnh đó, ngay khi bạn chuẩn bị gọi vốn từ các quỹ đầu tư, việc đi ra toàn cầu đã là một yếu tố bắt buộc trong lộ trình phát triển của bạn, ông Lâm bổ sung thêm.

Ở một góc nhìn khác, ông Đinh Viết Hùng – CEO Design Bold, một startup cung cấp công cụ thiết kế trực tuyến giúp người dùng có thể tự thiết kế các loại ấn phẩm với thao tác đơn giản, không cần cài đặt trên máy, cho rằng câu hỏi đầu tiên không phải là toàn cầu hay địa phương mà nên làm rõ sản phẩm của mình mang lại giá trị gì cho khách hàng. Trả lời được câu hỏi đó, việc xác định thị trường ở đâu, toàn cầu hay nội địa, sẽ là yếu tố đến sau.

Như Design Bold chẳng hạn, ông Hùng chia sẻ, công ty ông hướng đến phục vụ khách hàng ở nước ngoài, thị trường chính vẫn là ở Mỹ, bởi ở đó mức độ sẵn sàng chi trả của khách hàng cao hơn so với Việt Nam. Ở Việt Nam, để khách hàng chịu chấp nhận chi trả cho việc sử dụng phần mềm là bài toán không đơn giản, ông Hùng nói.

Theo ông Hùng, thay vì đặt góc nhìn toàn cầu hay nội địa, và dễ bị vướng bởi ranh giới địa lý giữa các quốc gia, cần thấy rằng thế giới ngày nay là không biên giới (borderless). Chỉ cần một cú nhấp chuột, bạn đã có thể tiếp cận được với khách hàng trên toàn thế giới.

Vậy làm sao có thể xây dựng được sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của khách hàng trên thế giới? Câu trả lời là bạn phải hiểu khách hàng và sự hiểu biết này đến từ nhiều yếu tố, trong đó tích lũy kiến thức và kinh nghiệm là điều không thể thiếu.

“Nhiều người nghĩ tại sao Design Bold được xây dựng chỉ trong một năm, trong vòng 12 ngày ra mắt đã có hơn 40.000 người đăng ký sử dụng và doanh thu 133.000 đô la Mỹ, tức gần 3 tỉ đồng? Không phải đơn giản vậy đâu. Ba năm trước tôi đã từng làm Design Bold nhưng thất bại. Và xin nói rằng Design Bold là kết quả nối dài sau gần 12 năm tôi khởi nghiệp với công ty TNHH Giải pháp J.O.O.M, chứ không phải chuyện một sớm một.

Sưu tầm

>> Bài viết hay về Khởi nghiệp

>> Khóa học Khởi nghiệp Kinh doanh

>> Chương trình Tư vấn Doanh nghiệp

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *