*Xem lại các bài viết trước:
Lời Mở Đầu – Sự thật về Khởi nghiệp
Phần 1: Chân dung Khởi nghiệp
Phần 2: Những Kỹ Năng Cốt Yếu để Khởi Nghiệp Thành Công

 Phần 3: TÔI ĐÃ XEM XÉT NHỮNG GÌ KHI KHỞI NGHIỆP

TÔI ĐÃ XEM XÉT NHỮNG GÌ KHI KHỞI NGHIỆP

Dưới góc nhìn của Dylan, phải chi mình biết trước hoặc sống kỷ luật như những câu hỏi bên dưới đây nêu ra, thì có lẽ mình đã khởi nghiệp với thành công sớm hơn và dễ dàng hơn:

  • Kinh nghiệm: Liệu mình đã từng làm công việc này bao giờ chưa?
    • Điều này để đảm bảo ít nhất bạn có một nền tảng kiến thức ở mức độ tương đối nhất (đừng đi tìm kiếm sự hoàn hảo, nhưng cũng đừng bắt đầu bất cứ thứ gì mà không có hiểu biết)

Học cách đứng trên vai người khổng lồ, nạp kinh nghiệm của họ

  • “Nếu muốn nếm vị ngọt của thành công, phải tìm hiểu kỹ vị đắng của nó trước”. Xem thử bạn có sẵn sàng đối mặt với khó khăn thử tháchtrong quá trình khởi nghiệp?
    • Có nhiều hơn một lần, mình đã có nói về việc Khởi nghiệp cũng giống như bơi qua song vậy, phải không?

==> Lời khuyên: Bạn nên tìm những cơ hội để giao lưu với những ngươi thành công trên lĩnh vực mà bạn muốn khởi nghiệp và hỏi họ về những khó khăn

  • Kỹ năng: Quan trọng nhất trong phần này, mình nghĩ đó là các nhóm kỹ năng làm việc với con người. Có câu này mình tự rút ra được “Mọi vấn đề của tổ chức đều đến từ con người”
  • Thói quen quan trọng nhất: Thói quen chịu 100% trách nhiệm cho mọi việc xảy ra với cuộc đời mình. Hãy tập thói quen đó ngay từ bây giờ nếu bạn có ý tưởng sẽ xây dựng 1 doanh nghiệp cho riêng mình trong tương lai.
  • Rèn luyện sức bền & đơn giản hóa cuộc sống:
    • “Phong độ chỉ là nhất thời, đẳng cấp mới là mãi mãi”  – Sir Alex Ferguson. Và câu chuyện lập nghiệp không phải là chuyện của “nhất thời”.
    • Một sức bền trong thể chất và cả ý chí là cần thiết. Bạn đã sẵn sang?
    • Tối giản và tối ưu hóa cuộc sống của mình để cầm cự cho đến khi dòng tiền của doanh nghiệp của bạn đã ổn.
  • Câu hỏi cuối: “Bạn đã làm công tác tư tưởng đối với những người thân nhất ben cạnh mình chưa?”
    • Có thể bạn chưa tin! Nhưng khởi sự kinh doanh không phải là câu chuyện mà bạn có thể “sướng khổ mình tôi” và “không liên lụy ai”.
    • Cho dù người trực tiếp gánh chịu những áp lực là bạn thì những người thân bên cạnh bạn chính là những anh hung thầm lặng, khi họ cố gắng tạo ra không gian dễ chịu cho  một “phiên bản có phần bẳn tính” của bạn; âm thầm chăm sóc duy trì sức khỏe bạn. Hãy ghi công và chuẩn bị tư tưởng thật tốt cho các “chiến sĩ” này nhé!
  • Vấn đề sau cùng: “Đội ngũ của bạn là ai?”

==>Tìm hiểu những kỹ thuật hội tụ nhân tài

Nếu phần lớn các câu trả lời là “Có”, bạn có thể bắt tay hành động được rồi. Một vài yếu tố hoăc kỹ năng còn thiếu, bạn có thể nhanh chóng thu xếp để trau dồi, hoặc vừa làm vừa học và rút kinh nghiệm. “Khởi nghiệp là quá trình vận động và thay đổi liên tục để tìm ra công thức thành công và khả năng nhân rộng nó. Sẽ không có mô hình hoàn hảo ngay từ đầu!”

Nếu phần lớn các câu trả lời là “Không”, bạn nên tạm thời trì hoãn việc khởi nghiệp. Thay vào đó, hãy đầu tư thời gian, công sức và tiền bạc cho việc bổ sung những điều kiện còn thiếu và nâng cao những kỹ năng nào mình chưa đáp ứng. Cũng có thể bạn sẽ cần xem xét lại liệu ý tưởng mình lựa chọn có phù hợp với mình hay không?

Phương pháp đề xuất cho bạn để làm điều này:

  • Tìm một người thành công trong lĩnh vực ấy và nói chuyện với họ để hỏi xem mình có phù hợp chưa?
  • Chú ý: trong cái thời đại hiện nay, khi mà thông tin quá dễ tìm kiếm nhưng kiến thức thì lại không nhiều, “tà sư thuyết pháp” hãy tỉnh táo để nhận ra và tìm thấy những vị chân sư. Họ ắt hẳn phải là người có những thành công đã được rất nhiều sự công nhận chính thống, chứ không phải là những CEO “tự phong”.

Cơ hội học hỏi từ TOP 30 Under 30 Forbes 2015 Vietnam 

Bài kế: Ý tưởng kinh doanh của tôi có phù hợp không?

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *