Mạng lưới Entrepreneur Insiders and một cộng đồng trên mạng, nơi mà những chuyên gia và những người có ảnh hưởng nhất trong lĩnh vực khởi nghiệp ở thị trường Hoa Kỳ đóng góp những hiểu biết của mình và giải đáp những thắc mắc nóng hổi nhất về vấn đề kinh doanh và nghề nghiệp. Câu hỏi ngày hôm nay: “Làm thế nào để đưa công ty của bạn tiến lên sau một giai đoạn thoái trào nghiêm trọng?” sẽ được trả lời bởi Deb Streeter, giáo sư bộ môn quản lý doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp cá nhân tại trường Đại Học Kinh Tế Cornell’s S.C. Johnson.
Đối với những donah nhân trẻ, một trong những cú sốc lớn nhất trong việc khởi nghiệp là phát hiện ra rằng cuộc sống của người lãnh đạo rất đơn độc. Chúng ta có thể lấy ví dụ một startup được thai nghén và khởi đầu từ một vườn ươm hoặc một kế hoạch tang tốc khởi nghiệp từ trường đại học; sáng lập viên nhận được nguồn tài chính (từ gia đình, bạn bè, nhà đầu tư thiên thần hay thậm chí là nhà đầu tư mạo hiểm) và bắt đầu xây dựng doanh nghiệp của mình. Không lâu sau đó, người sáng lập này nhận ra mình vô cùng đơn độc hơn dự đoán. Khi còn ở trường đại học, ý tưởng của bạn luôn dễ dàng tìm được sự tôn trọng và lắng nghe từ những học sinh khác, giáo viên hay những chuyên gia, thế nhưng việc phát triển ý tưởng đó ngoài thị trường lại như một màn độc diễn vậy, người sáng lập phải luôn kiên định và không được trùn bước, bấp chấp những thực tế đầy nhọc nhằn và gian nan. Những năm tháng đầu tiên của việc phát triển một ý tưởng kinh doanh đòi hỏi người doanh nhân phải đưa ra nhiều quyết đinh khó khăn với rất ít sự giúp đỡ. Sau mỗi một giai đoạn phát triển, người sáng lập lại phải sẵn sàng đối đầu với nhiều mối lo hơn về mặt kinh tế, con người hay thâm chí là cảm xúc cá nhân.
Trong quá trình công ty khởi nghiệp trải qua những thăng trầm của giai đoạn đầu phát triển, người chủ doanh nghiệp nhận ra rằng mình phải gánh vác trên vai trách nhiệm giữ vững tinh thần của đội ngũ nhân sư. Ngay cả trong những thời khắc xấu nhất của doanh nghiệp, khi mà người lãnh đạo đang mất niềm tin vào bản thân, điều quan trọng nhất là phải giữ vững được diện mạo tích cực cho doanh nghiệp. Vậy người sáng lập có thể trông cậy vào ai trong những thời điểm suy sụp về tinh thân? Chắc chắn không phải là những đồng sáng lập hay những thành viên khác của ban điều hành bởi lẽ họ luôn mong đợi sự lãnh đạo và vững chắc từ người đứng đầu công ty. Cũng không thể là vợ hay chồng của chủ doanh nghiệp bởi lẽ người đó sẽ lo lắng cho lợi ích của cá nhân và cuộc sống gia đình cũng như yêu cầu chủ doanh nghiệp phải cùng ưu tiên những giá trị tương tự. Các thành viên xa hơn trong gia đình cũng không phải là một lựa chọn thích hợp vì họ cũng có thể đã đầu tư vào công ty. Nhà sáng lập cũng không thể đem những xung đột về mặt cảm xúc của mình chia sẻ với những nhà đầu tư hay các cố vấn bởi những cá nhân này đã đầu tư thời gian và tiền bạc vào nhà sáng lập và mong đợi từ người này sự vững vàng và cảm hứng.
Một vài nhà sáng lập thành công nhất mà tôi từng biết đã tìm thấy một vài nhà cố vấn đáng tin cậy. Những người này không có liên quan tới doanh nghiệp nhưng đầu tư rất nhiều vào cá nhân người sáng lập và coi các hoạt động của doanh nghiệp là ưu tiên thứ yếu. Một vài nhà sáng lập trẻ nghĩ rằng họ sẽ cần tới dạng trợ giúp về mặt tinh thần này nhưng theo kinh nghiệm của tôi, sự cô độc trong lĩnh vực khởi nghiệp là không thể tránh khỏi.
Những lời khuyên cho startup thường nhấn mạnh vào tầm quan trọng của dòng tiền. Điều đó rất hợp lý bởi lẽ nếu bạn không thể kiểm soát tốt dòng tiền, doanh nghiệp của bạn sẽ rất khó sống bất chấp việc đạt được thành công về mặt kinh tế. Ví dụ, nếu đội ngũ kinh doanh của bạn ký kết được một hợp đồng lớn nhưng công ty không có đủ kinh phí để mua nguyên vật liệu and trả tiền cho nhà sản xuất, hợp đồng đó chắc chắn sẽ thất bại. Hay trong trường hợp một startup hoạt động ở thị trường mới, ban lãnh đạo sẽ rất khó để xác định được giai đoạn nào thì lợi nhuận sẽ chuyển giao từ giai đoạn phát triển chậm rãi tới giai đoạn phát triển vượt bậc. Nhà sáng lập cần phải tính toán thật cẩn thận để đảm bảo rằng doanh nghiệp của mình có đủ sức mạng tài chính cho sự chuyển giao đó nhưng trong giai đoạn tiệm cận chuyển giao thì vẫn phải đảm bảo được các hoạt động của công ty. Nói một cách ngắn gọn, dòng tiền là một yếu tố quan trọng đối với các công ty mới
Mặc dù vậy, huy động được nguồn vốn và kiểm soát tôt nguồn tiền không đồng nghĩa với thành công như nhiều người vẫn quan niệm. Sự thực là tiền bạc không phải là yếu tố quyết định duy nhất. Trong hầu hết mọi trường hợp, bài toán con người đóng vai trò quan trọng trong sự thành bại của một startup. Sau đây là một vài yếu tố về con người có thể quyết định sự thành bại của một công ty khởi nghiệp:
- Nhà sáng lập: Tính cách và khả năng của những người lãnh đạo.
- Nhà đầu tư: Khả năng và sự liên kết giữa nhà đầu tư và đội ngũ khởi nghiệp.
- Nhân sự: tài năng và sự đa dạng trong tính cách.
- Nhà cung cấp và người mua: Mối quan hệ với những người đứng đầu của các đơn vị này.
Sự thiếu liên kết giữa bất cứ đơn vị nào trong danh sách trên đều có thẻ gây ảnh hưởng tới công ty. Đội ngũ khởi nghiệp cũng giống như các cuộc hôn nhân ở chỗ tỉ lệ chia tay rơi vào khoảng 50%. Điều đó có nghĩa là sự khôn khéo trong việc quản lý các mối quan hệ kinh doanh quan trọng không kém gì quản lý tài chính. Nếu như công ty của bạn gặp vấn đề về quản lý dòng tiên, bạn có thể tìm được nhiều nhân sự phù hợp để giải quyết, nhưng nếu vấn đề quản lý con người thất bại, thì không có một sức mạnh về tài chính nào có thể cứu được.